Diễn biến có thể xảy ra trên bán đảo Triều Tiên như thế nào?

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un tại một nơi không được tiết lộ ở Bắc Hàn

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un tại một nơi không được tiết lộ ở Bắc Hàn Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nam hàn nêu lên ý kiến yêu cầu Hoa kỳ di chuyển các vũ khí nguyên tử chiến thuật của Mỹ đến bán đảo Triều Tiên, nhằm đối phó với cuộc thử nghiệm nguyên tử mạnh nhất và mới nhất của Bắc hàn.


Đã có nhiều đồn đoán về hành động kế tiếp của Bắc hàn, sau khi nước nầy cho biết đã thử nghiệm thành công một quả bom khinh khí lần đầu tiên.

Bắc hàn đã gây kinh ngạc cả thế giới khi cho biết đã cho nổ thành công một quả bom khinh khí cỡ nhỏ, còn gọi là bom H.

Được mô tả là một siêu cường nguyên tử chưa có tiền lệ trước đây, Bắc hàn cho biết họ sẽ chế tạo loại bom nầy với kích thước đủ để gắn lên đầu hỏa tiễn tầm xa.

Đây là cuộc thử nghiệm nguyên tử lần thứ sáu của Bắc hàn kể từ năm 2006, và cho biết 5 vụ trước là thử nghiệm bom nguyên tử.

"Vâng, những gì khác biệt, là một quả bom khinh khí có sức công phá rất lớn, hơn là một quả bom nguyên tử. Loại bom H độ 1 kiloton hay 10 kiloton, có thể phá hủy một phần thành phố, còn đến 100 kiloton thì có thể hủy diệt cả một đô thị rộng lớn".

Đó là lời của ông John Pike, phân tích gia về quốc phòng và cũng là giám đốc của trang mạng có tên là GlobalSecurity.org.

Ông cũng theo dõi việc phát triển nguyên tử trong 50 năm qua.

"Tôi nghĩ cuối cùng thì một quả bom kinh khí không khó để chế tạo, quí vị cần các kiến thức căn bản vốn luôn có sẵn trong một thời gian dài".

"Quí vị cần đến vật liệu rất dễ tìm đối với một quả bom nguyên tử cỡ nhỏ, cũng như cần đến máy điện toán thực mạnh".

"Được biết quả bom khinh khí đầu tiên được chế tạo qua máy điện toán, có khả năng còn kém xa loại iPod nầy mà tôi đang xử dụng, vì vậy tôi không thấy có bất cứ rào cản nào đối với Bắc hàn, trong việc chế tạo một quả bom H và nếu quí vị nhìn vào bức ảnh mới được công bố cho thấy, Kim Jong Un chắc chắn đang ngắm nhìn một vật trông giống như là quả bom H vậy", John Pike.

Ông Yang Mu Jin là giáo sư tại Đại học Nghiên cứu về Bắc hàn ở Seoul tin tưởng rằng, nhà lãnh đạo Bắc hàn muốn đặt đất nước của ông ta ngang hàng trong một sân chơi với Hoa kỳ.

"Vũ khí nguyên tử là phương tiện sống còn của chế độ Kim Jong Un. Nói một cách vắn tắt, chiến lược nhằm gây chú ý của Bắc hàn với tư cách là một cường quốc nguyên tử và họ tìm cách thương thuyết trên vị thế ngang bằng với Hoa kỳ".

"Cũng vậy, chế độ Bình Nhưởng tìm cách nêu bật vai trò lãnh đạo quân sự của Kim Jong Un, để ông ta có thể đối đầu với Tổng thống Donald Trump vào bất cứ lúc nào, trong việc thống nhất đất nước", Yang Mu Jin.
 
Thế nhưng giáo sư Yang tin rằng đó có thể là một chiến lược đầy nguy hiểm.
"Không có cách nào để Kim Jong Un có thể bảo với Mỹ, là hãy rút ra khỏi Nam hàn hay những nơi khác, khi ông ta dọa sẽ bỏ bom nguyên tử Los Angeles. Đó không phải là mối đe dọa có thể tin tưởng được, bởi vì ông ta hiểu rõ cuối cùng thì tình trạng sẽ ra sao", John Pike.
Ông cho biết, có khả năng là Bắc hàn có thể tiến hành một kế hoạch đến giai đoạn mà ông ta gọi là "cuộc tấn công mở màn" vào những khu vực chung quanh lãnh thổ Guam của Mỹ ở Thái bình Dương, điều đó có thể dẫn đến sự phản công cuả Mỹ.

"Nếu Bắc hàn bắn lầm mục tiêu và tấn công vào lãnh hải hay đất liền của Guam, thì rất khó để loại bỏ khả năng có một sự phản công quân sự từ Mỹ".

"Tuy nhiên khi chúng ta nhìn vào kế hoạch phát triển việc tấn công của Bắc hàn đối với đảo Guam, kế hoạch đó đã được tính toán cẩn thận để không vi phạm luật lệ quốc tế, vì vậy nó sẽ khó cho Mỹ khi tiến hành một cuộc phản công quân sự", Yang Mu Jin.

Trong khi cộng đồng quốc tế hướng về Liên hiệp quốc để gia tăng áp lực qua các vụ chế tài chống lại Bắc hàn, ông John Pike thấy trước việc nầy có thể xảy ra.

"Tôi nghĩ sẽ có nhiều vụ đấm ngực, sẽ có nhiều chuyện tái xét về mức độ thích hợp của các hệ thống phòng thủ hỏa tiễn, và tôi nghĩ sẽ có cuộc thảo luận tiếp tục, về khả năng tái di chuyển vũ khí nguyên tử của Mỹ vào bán đảo Triều Tiên, rồi Nam hàn và Nhật bản sẽ thảo luận về việc sở hữu  vũ khí nguyên tử nữa".

Ông cho biết thế giới lo sợ về khả năng diễn ra cuộc xung đột nguyên tử, thế nhưng ông tin rằng các phản ứng vào lúc nầy có vẻ như quá lạc quan.

"Cuối cùng thì Bắc hàn có lẽ là quốc gia đầu tiên xử dụng vũ khí nguyên tử trong các vụ căng thẳng, thế nhưng việc nầy không kéo dài được lâu. Đó là tùy thuộc người Mỹ và sau khi Bắc hàn ngưng lại mọi chuyện để tồn tại. Kim Jong Un không ngu ngốc, ông ta có thể hung bạo nhưng không ngốc nghếch và cũng không điên loạn".

"Ông ta chỉ dùng vũ khí nguyên tử nầy để ngăn cản, hầu thuyết phục Hoa kỳ không tấn công ông ta".

"Không có cách nào để ông ta có thể bảo với Mỹ, là hãy rút ra khỏi Nam hàn hay những nơi khác, khi ông ta dọa sẽ bỏ bom nguyên tử Los Angeles. Đó không phải là mối đe dọa có thể tin tưởng được, bởi vì ông ta hiểu rõ cuối cùng thì tình trạng sẽ ra sao", John Pike.

Trước đó giới tình báo Nam hàn cho biết, có những dấu hiệu Bắc hàn chuẩn bị một cuộc thử nghiệm hay phóng hỏa tiễn khác, có thể vào dịp kỷ niệm ngày Quốc Khánh thành lập nhà nước Bắc hàn vào ngày thứ bảy 9 tháng 9 sắp tới.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share