Sinh viên Hong Kong tiến lên một bước đi vận động ngoại giao thế giới

The three pro-democracy protestors visiting Australia

The three pro-democracy protestors visiting Australia Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Môt nhóm sinh viên Hong Kong đại diện cho phong trào đấu tranh dân chủ đã đến Úc để gởi lời thỉnh nguyện lên chính phủ Liên bang. Lời thỉnh nguyện họ đưa ra là kêu gọi chính phủ Úc giúp bảo vệ Hong Kong trước sự đe dọa của chính quyền Bắc Kinh và đừng bỏ rơi họ cho Trung Cộng. Sau Úc, là Hạ viện Anh và Quốc hội Hoa Kỳ trong khi một nhóm khác đã lên đường đi Châu Âu.


Họ là những người trẻ tuổi đang đứng đầu sóng ngọn gió của phong trào đấu tranh vì dân chủ cho Hong Kong.

Trước một thế lực to lớn đang muốn buộc người Hong Kong phải khuât phục, để mình không bị cô lập, những sinh viên Hong Kong ở độ tuổi 20s - đại diện cho tương lại cho tri thức trẻ của Hương Cảng đã tiến một bước đi vận động ngaoị giao và chính phủ Úc là một trong những nơi họ tới kêu gọi sự ủng hộ và giúp đỡ.

Không giống như bạn bè mình đang biểu tình ở Hong kong phaỉ che mặt vì sợ Bắc Kinh nhận diện, những người trẻ đứng mũi chịu sòa này đã đương đầu với sóng lớn và họ đương đầu bằng chính tât cả những gì của họ và họ có.

Câu sinh viên đại học Hong Kong 23 tuổi Sunny Cheung nói nguy cơ Hong Kong bị chính quyền Trung Cộng nuốt chửng nó lớn đến nỗi bao trùm lên tât cả và lên trên sự an toàn của cá nhân bản thân anh.

"Chúng tôi muốn chiến đấu vì công lý, chúng tôi muốn đấu tranh để có đucợ một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu một cuộc bầu cử mà chúng tôi tin rằng chuyển chở các quyền cơ bản của con người mà mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại ngày nay đều được hưởng. Đó là lý do chúng tôi mong muốn người Úc giúp đỡ người Hong Kong, đứng bên cạnh để giúp chúng tôi chống lại chế độ độc tài."

Câu sinh viên 23 tuổi nói với SBS News rằng những người biểu tình đang rât kinh sợ trước những hành động tàn ác bạo ngược của cảnh sát.

"Những người đi đầu trong các cuộc đấu tranh họ sợ lắm chứ. Họ sợ là bởi vì họ biết hậu quả gì có thể xảy ra đến với họ, như là bị bắt bỏ tù 10 năm, bị đánh bằng dùi cui của cánh sát, hay thậm chí bị bắn bằng đạn cao su. Họ sẽ chịu những nỗi đau, bị thương và một vài người còn bị mất con mắt của mình trong những vụ va chạm với cảnh sát như vậy."

Tuy nhiên là một người luôn đi đầu trong những cuộc xuống đường Sunny Cheung, nói nỗi sợ không làm chùng bước những người đấu tranh xuống đường vì sự sông còn của Hong Kong vì tương lai của họ.

"Bên cạnh nỗi sợ thì họ cũng cho thấy rằng những hành động bạo ngược của cảnh sát sẽ không ngăn cản được họ xuống đường. Chúng tôi yêu Hong Kong và chúng tôi coi Hong Kong như Tổ Quốc của chúng tôi."

Những người đại diện cho giới trẻ dân chủ của Hong Kong cũng tìm kiếm sự trợ giúp từ chính phủ Úc đối với những sinh viên Hong Kong đang du học ở các trường đại học ở Úc sau những va chạm giữa sinh viên đại lục và sinh viên Hong Kong trongnhững ngày vừa qua tại Úc.
Zoui Leung là một thành viên trong nhóm đại diện phong trào dân chủ ở Hong Kong cho biết người Hong Kong ở Úc cũng nhận những sự đe dọa tương tự như những người ở Hong Kong và các nơi khác.

"Sinh viên Hong Kong du học ở Úc nhận những lời đe dọa tương tự như chúng tôi. Đại chỉ email, số điện thoại và địa chỉ nhà của họ được đăng tải trên trang mạng Weibo một trong những trang mạng xã hội phổ biến của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là những thông tin riêng tư của họ đã được công khai tới người Trung Quốc ở Đại Lục và người người Trung Quốc ở Đại Lục có thể gởi những tin nhắn lăng mạ tới họ và đẩy họ vào nguy hiểm."

Tuy nhiên cô gái 19 tuổi cũng tin rằng những vụ bạo lực leo thang ở Hong Kong cần phải được nhìn trong bối cảnh cuả nó.

"Chúng tôi đã cố gắng đối thoại với Carrie Lam, chúng tôi đã cố gắng bằng những nhiều cuộc biểu tình ôn hòa vào tháng 6 và tháng 7 nhưng có vẻ như chính phủ của chúng tôi đã không lắng nghe yêu cầu của chúng tôi. Đó là lý do tại sao những người biểu tình của chúng tôi trở nên tức giận và bực bội họ muốn chính phủ của chúng tôi lắng nghe tiếng nói của chúng tôi.”

Vào thứ Tư, nhóm các đại diện sinh viên dân chủ sẽ gặp các chính trị gia ở Canberra để thuyết phục họ ủng hộ cho cuộc đấu tranh của mình.

Một người trong hàng ngũ những người đi đầu khác trong nhóm tới Úc, Lung Yuk Sing lo sợ các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông có thể có một kết thúc lặp lại bến cố đã xảy ra trong lịch sử.

"Tôi rất sợ Hồng sẽ biến thành Thiên An Môn thứ hai bởi vì tôi sống ở Hồng Kông rất nhiều năm, tôi chưa bao giờ trải qua áp lực mà tôi có như bây giờ."
Những cảnh bạo lực ngày càng tăng từ cảnh sát, Lung Yuk Sing cho biết đường phố Hồng Kông đang trở nên nguy hiểm cho người biểu tình.

"Chỉ mới tối hôm qua tôi đã biết về một thiếu niên, một người Hồng Kông trẻ hơn tôi đang bị hôn mê vì sự tàn bạo của cảnh sát. Bảy sĩ quan cảnh sát đẩy em ngã xuống đất và có lẽ vì muốn bắt em mà họ đẩy em quá mạnh. Và khi người tẻ này ngã xuống dập đầu bât tỉnh họ lại từ chối không cho người sơ cứu vào để cứu anh bạn trẻ kia, vì cảnh sát luôn nghĩ những hành động bạo ngược của họ là đúng.

Sau Úc thì Đoàn đại diên sinh viên sẽ đi tới Hạ viện Anh và Quốc hội Hoa Kỳ và họ cũng đang kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ Hồng Kông.

Nhưng ngay bây giờ, để đi tiếp thì như cậu sinh viên 26 tuổi Lung Yuk Sing nói họ phải thuyết phục được sự giúp đỡ và hành động từ chính phủ Úc trước khi rời Úc.

"Mỗi ngày sự tàn bạo từ chính phủ đang tăng dần lên về cấp độ chứ không phải là chúng tôi. Người dân Hồng Kông không muốn xảy ra va chạm hay làm bất cứ điều gì bạo lực trên đường phố hay tới chính phủ. Chính Chính phủ đang đẩy chúng tôi đi theo hướng đó."

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share