Người Kurd ở Iraq ăn mừng sau khi bỏ phiếu đòi độc lập

Celebrations in Erbil after the referendum

Người Kurd I-rắc ăn mừng sau cuộc trưng cầu dân ý tại Erbil. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Người Kurd ở Iraq đã đi bỏ phiếu đòi độc lập trong lúc cộng đồng quốc tế lo ngại sẽ gây ra bất ổn ở Trung Đông, đồng thời Iraq cũng tuyên bố không chấp thuận cuộc trưng cầu dân ý này vì đã trái với hiến pháp.


Rất đông người Kurd ở Iraq đã hò reo ăn mừng sau khi cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý ở trung tâm Erbil kết thúc.

Ước tính có 5.2 triệu cử tri tại ba tỉnh miền bắc gồm Erbil, Sulaymaniyah và Dohuk đi bỏ phiếu.

Số lượng cử tri đi bỏ phiếu rất cao đã khiến nhiều người đã rất phấn khích

“Tôi đang rất hạnh phúc, tôi muốn mình là một trong những người đầu tiên có mặt ở đây. Tôi chỉ ngủ có 3 tiếng và đã vội ra đây bỏ phiếu vì hôm nay là một ngày lịch sử.”

“Trước đây tôi đã từng đi bỏ phiếu bầu chọn chính phủ và quốc hội, nhưng cuộc bỏ phiếu lần này mới thực sự quan trọng, vì nó đem đến độc lập cho người Kurd ở I-rắc. Tôi mong quốc gia Kurdistan – quốc gia mới của người Kurd - sẽ là một quốc gia cho tất cả mọi người, người Kurd, người Ả Rập, Assyrian, Yazidi, những ai cần một nơi an toàn và muốn sống trong tự do.”

Bên ngoài khu vực này, được biết đến là khu vực có tranh chấp, nhưng người dân ở đó cũng đi bỏ phiếu tại khoảng 200 đơn vị bầu cử.

Cử tri được phép chọn ‘Có’ cho nền độc lập của người Kurd, hoặc chọn ‘Không’ để vẫn là một khu vực tự trị thuộc Irắc.

Cuộc bỏ phiếu đã diễn ra trong hòa bình, nhưng tại thành phố dầu mỏ Kirkuk, lực lượng an ninh đã có mặt trên khắp đường phố khi bỏ phiếu diễn ra, do quan ngại điều này có thể lôi kéo người Turkmen và Ả Rập đang sống ở đó.

Cuộc trưng cầu dân ý không có ràng buộc về mặt pháp lý và không hi vọng sẽ có độc lập sớm, nhưng được xem là ‘nền móng’ để tạo ra một quốc gia Kurdistan độc lập tách khỏi I-rắc.

Lãnh đạo người Kurd ở Iraq, ông Nechervan Barzani, một trong số những người đi đầu chiến dịch, đã ca ngợi cuộc bỏ phiếu là một chiến thắng lịch sử.

“Ngày hôm nay là một ngày lịch sử cho người dân sống trên đất nước này, người Kurd ở I-rắc. Thông điệp của chúng tôi là người Kurd cũng như các dân tộc khác đang sinh sống ở đây, muốn được sống trong hòa bình và dân chủ, và họ muốn bày tỏ chính kiến cho tương lai của họ và cho tương lai của quốc gia này. Cuộc trưng cầu dân ý lần này không có nghĩa là chúng tôi sẽ tuyên bố độc lập cho người Kurd I-rắc ngay ngày mai, và cũng không phải để phân định biên giới cho quốc gia Kurdistan. Hai vấn đề này đều rất quan trọng, nhưng các quốc gia láng giềng và Baghdad phải hiểu điều rằng, chúng tôi chỉ muốn cho thế giới biết người dân chúng tôi muốn gì.”

Nhưng cộng đồng quốc tế đang hết sức lo ngại.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã bày to sự lo ngại rằng cuộc trưng cầu dân ý sẽ dẫn đến một tương lai bất ổn ở Trung Đông.

Liên Hiệp Quốc và Iran đã cùng với chính phủ I-rắc đã liên tục ngăn chặn cuộc trưng cầu dân ý này và bác bỏ kết quả của nó, họ cho rằng chuyện này không đúng với hiến pháp.

Nước Úc cũng về phe với Liên Hiệp Quốc, lên tiếng cho rằng cuộc trưng cầu dân ý này là không hợp pháp, trong khi Anh quốc nói rằng điều này gây nguy hiểm đến sự ổn định trong khi mục tiêu giờ đây đáng lẽ phải là chống lại IS.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, thậm chí còn cảnh báo đóng cửa biên giới trong khu vực, vì lo ngại hành động đòi độc lập của người Kurd I-rắc có thể dẫn đến hậu quả là người Kurd sống tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ đòi độc lập.

“Không ai được hi vọng chúng tôi nhắm mắt trước một khủng hoảng mới và xung đột khu vực ngay gần biên giới với chúng tôi, nới chỉ cách có 350 cây số. Thái độ của chúng tôi về vấn đề này hết sức rõ ràng: bất kể kết quả thế nào, thì cuộc trưng cầu dân ý này cũng không tuân thủ luật hiện hành của I-rắc, và là thứ vô hiệu lực và không có giá trị. Chúng tôi gọi đây là chuyện bất hợp pháp.”

Và tại quốc gia láng giềng Syria, thư ký ngoại trưởng Ayman Sosan cho rằng cuộc trưng cầu dân ý đe dọa đến chủ quyền của I-rắc cũng như người Kurd.

“Một trong những quy tắc cơ bản của luật quốc tế là bảo dảm cho các quốc gia có chủ quyền, thống nhất lãnh thổ và hòa bình. Cho nên cuộc trưng cầu dân ý lần này được tổ chức bởi những kẻ cực đoạn có ảnh hưởng tiêu cực đến I-rắc. Mặc dù người Kurd thấy điều này là tốt nhưng ở đây họ vẫn là người I-rắc.”

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share