Hôn nhân đồng tính có mang lại lợi ích cho kinh tế không?

The moment in 2017 same sex marriage became legal in Australia

The moment in 2017 same sex marriage became legal in Australia Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Gần 3 năm trước, SBS có nói chuyện với 3 chủ doanh nghiệp nhỏ vốn ước muốn là tình trạng hôn nhân đồng tính sẽ được hợp pháp hóa và việc nầy cũng giúp đỡ cho công ăn việc làm của họ.


Nay sau một năm chính phủ liên bang thông qua đạo luật vào ngày 7 tháng 12 năm 2017, SBS có dịp tái ngộ cả 3 chủ doanh nghiệp nói trên để xem liệu những ước mơ của họ có thành sự thực hay không.

Quả là một giây phút lịch sử tại nước Úc, khi dự luật hôn nhân đồng tính đã được thông qua tại Quốc hội liên bang

Ông Alex Greenwich là một dân biểu độc lập tại Quốc hội New South Wales, người hướng dẫn chiến dịch tranh đấu cho hôn nhân đồng tính trong một thập niên qua, có mặt tại đó để chứng kiến giờ phút nầy.

“Tôi có mặt ở Quốc hội liên bang để theo dõi khi việc tranh luận, sau đó là vụ bỏ phiếu và quả là một kinh nghiệm hết sức vui mừng".

"Có quá nhiều người đã tranh đấu lâu dài cho việc hôn nhân bình đẳng và cuối cùng đã đạt được".

"Quả là một cảm tưởng vui sướng tràn ngập, thế nhưng cũng là sự nhẹ nhõm nữa, bởi vì từ nay chiến dịch đã qua rồi và các cặp đôi cuối cùng có thể được kết hôn”, Alex Greenwich.

Ông nói rằng tình yêu cuối cùng đã chiến thắng.

“Kể từ khi đạo luật về bình đẳng hôn nhân được thông qua tại Quốc hội, có khoảng 5,500 cặp đồng tính đã kết hôn, tính ra mỗi tuần có hơn 100 đám cưới".

"Quả là sự cử hành hôn lễ hết sức tuyệt vời, cũng như hạnh phúc thực sự đã đến, sau những năm dài tháng đợi”, Alex Greenwich.

Theo ông cũng chiến thắng, là các doanh nghiệp nhỏ nữa.

“Phí tổn trung bình của một đám cưới tại Úc tốn khoảng 20 ngàn đô la, quí vị làm một con toán thì thấy, đó là một sự đóng góp lớn lao cho ngành doanh nghiệp nhỏ nầy”.

Người chứng hôn thú là bà Melissa Soncini, đã tổ chức hơn 120 đám cưới trong năm nay.

“Tôi đã chứng kiến một sự gia tăng khoảng 20 phần trăm về con số các đám cưới mà tôi phụ trách và việc đó nhờ vào luật về hôn nhân đồng giới được thông qua, tôi biết con số đó sẽ gia tăng trong những năm tới”.

Có 19 vụ là đám cưới giữa những người đồng tính, thế nhưng bà Soncini hy vọng sẽ còn nhiều vụ hơn nữa.

“Nó mất nhiều thời gian để chuẩn bị cho một đám cưới và tôi thấy ngày càng có nhiều người đặt trước vào sang năm và năm tới nữa, bởi vì chọn được địa điểm tốt phải mất khoảng 2 năm, để chọn được ngày lành tháng tốt và vào ngày thứ bảy”.
"Tôi không chắc tại sao như vậy, mà lẽ ra không nên có chuyện đó, hôn nhân là chuyện kết hợp của 2 người trong một mối quan hệ để họ vui hưởng và cử hành hôn lễ với gia đình và bạn hữu”, Melissa Soncini.
Còn nhiếp ảnh gia Frank Farrugia nói rằng, với việc hôn nhân đồng tính hiện hợp pháp tại Úc, một số người từ hải ngoại đến để tổ chức lễ cưới.

“Tôi đã được các cặp đôi liên lạc, họ sống ở Singapore, Phi luật Tân và Nam hàn cho đến nay".

"Vì vậy trong 3 tháng qua, họ đã đến Sydney cử hành lễ lạc đáng yêu trên vịnh Sydney cùng với gia đình và bạn hữu, vốn cũng bay đến để dự đám cưới”, Frank Farrugia.

Kế hoạch chụp ảnh của ông, đã nhanh chóng đầy kín lịch hoạt động trong tương lai.

“Với việc đạo luật đã được thông qua, nó thực sự đã khiến cho các cặp đôi hết sức phấn khởi về việc chuẩn bị đám cưới. Tôi hầu như có cả 6 tháng đã được đặt trước, trong năm tới và đã có những vụ đặt chỗ cho năm 2020 nữa”.

Vì vậy ông phải tìm người giúp đỡ.

“Tôi đã xử dụng đến 3 nhiếp ảnh gia liên lạc thường xuyên, chỉ để phụ giúp trong việc đặt chỗ trùng nhau, cũng như các đám cưới lớn hơn đòi hỏi phải có thêm người chụp ảnh vào ngày đó”.

Trong khi đó, lợi tức tại trung tâm tổ chức lễ cưới của bà Chelsea Abraham là Bespoke Catering, đã gia tăng lên một phần tư.

“Có nhiều sự phát triển trong công việc và nó càng rộng lớn hơn đến độ tôi không thể phụ trách công việc một mình, vì vậy tôi phải bành trướng công việc và kêu gọi sự cộng tác của nhiều người”.

Bà vẫn là đầu bếp trưởng, thế nhưng phải cộng tác với một đồng nghiệp là ông Fabio Funai, người đảm trách vai trò chủ nhân của doanh nghiệp.

“Tôi trông nom mọi hoạt động, mọi chuyện ở bề mặt của công việc, kể từ khi có sự phát triển đáng kể thì chúng tôi cần phải bành trướng thêm ra”.

Mặc dù đã có một văn kiện lịch sử về luật pháp, người chứng hôn thú Melissa Soncini cho biết, vẫn còn nhiều việc phải làm để được hoàn toàn chấp nhận.

“Tôi cũng phụ trách nhiều đám cưới nhỏ bé và riêng tư, bởi vì những cặp nầy lo ngại khi xuất hiện trước đám đông, vốn họ cảm thấy e thẹn vào lúc đó vì vẫn có điều cấm kỵ fiữa 2 người đàn ông hay 2 phụ nữ hôn nhau giữa chỗ đông người." 

"Tôi không chắc tại sao như vậy, mà lẽ ra không nên có chuyện đó, hôn nhân là chuyện kết hợp của 2 người trong một mối quan hệ để họ vui hưởng và cử hành hôn lễ với gia đình và bạn hữu”, Melissa Soncini.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share