Haiti kêu gọi trợ giúp một tuần lễ sau khi trận bão tàn phá

Anse D'Hainault town in Haiti was damaged.

Anse D'Hainault town in Haiti was damaged. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Liên hiệp quốc hiện kêu gọi, hãy có một chiến dịch cứu trợ rộng lớn cho Haiti, một tuần lễ sau khi trận bão Matthew tàn phá thảm khốc đảo quốc nầy.


Hiện có những quan ngại là, đất nước nầy sẽ đối phó với nạn đói thực sự và một nạn dịch tả tệ hại.

Tổng thống lâm thời của Haiti mô tả, những sự tàn phá của cơn bão tố như là tận thế, sau khi trận bão khiến hơn một ngàn người chết và khoảng một ngàn rưỡi người cần được cứu trợ khẩn cấp.

Một tuần lễ sau khi trận bão với sức tàn phá đứng hàng thứ ba được ghi nhận trong lịch sử tại Haiti, hiện chưa có tin tức nào đối với các cộng đồng duyên hải xa xôi tại nước nầy.

Matthew là cơn bão cấp 4 được xem là mạnh nhất ập vào Haiti trong một thập niên qua, phá hủy hàng chục ngàn ngôi nhà và khiến hơn 60 ngàn người phải tạm trú trong các lều trại tạm thời, trong khi có ít nhất 300 trường học bị hư hại.

Thế nhưng một cư dân thuộc thị trấn Jeremie, ở phía tây của thủ đô Port au Prince lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ.

"Tình hình tại Jeremie thật tệ hại, như quí vị có thể thấy mọi thứ chẳng còn gì".

"Toàn thể thị trấn bị phá hủy, vì vậy chúng tôi cần sự giúp đỡ của quốc tế, do mọi gia đình đều rất nghèo, không có nước, không thực phẩm, không có thuốc men chữa bệnh, họ cẩn nước sạch".

Một nữ phát ngôn nhân của , mô tả mức độ thiệt hại mà bà nhận thấy trên khắp nước.

"Ở vùng tây bắc nước nầy, có từ 60 đến 90 phần trăm vụ mùa bị hủy hoại, kỷ nghệ đánh cá tại đây cũng bị tê liệt, do thuyền bè và dụng cụ đánh cá bị nước cuốn trôi mất, tại vùng tây nam, hầu như 100 phần trăm mùa màng bị phá hủy".

Hiện tại có nhiều quan ngại, về một trận dịch tả có thể lan rộng.

Các bệnh tật có liên quan đến nước bẩn đã giết chết hàng ngàn người tại đất nước nầy, vốn mới hồi phục sau cơn động đất 6 năm trước đây giết chêt hàng trăm người.
"Mối quan ngại của chúng tôi là nếu không hành động ngay từ bây giờ, thì trong vòng 3 hay 4 tháng sẽ chẳng còn thực phẩm và chúng tôi sẽ lâm vào nạn đói thực sự". Tổng thống lâm thời của Haiti, ông Jocelerme Privert. Hình ảnh trận bão theo dõi từ Trạm Không Gian Quốc tế.
Chuyên gia về bệnh dịch tả thuộc Tổ chức Y tế thế giới WHO là ông Dominique Legros cho biết, một triệu liều thuốc chủng bệnh dịch tả đã được gởi đến Haiti.

"Rõ ràng ưu tiên hàng đầu cho những người bị ảnh hưởng của trận bão là họ có nước sạch, đó là cách thức duy nhất chúng ta có thể kiểm soát bệnh dịch tả ở Haiti trong dài hạn".

"Còn những người mắc bệnh dịch tả, dĩ nhiên ưu tiên cao nhất là chữa trị cho họ và giúp họ có thể đến nơi chữa bệnh".

"Đó là mối quan ngại hôm nay, bởi vì các cơ sở chăm sóc y tế đều bị hư hại".

Liên hiệp quốc đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp với 160 triệu đô la, để đối phó với tình hình tại Haiti trong 3 tháng tới.

Trong khi đó, cuộc bầu cử Tổng thống dự trù diễn ra vào cuối tuần, tức vào chủ nhật mùng 9 tháng 10 đã phải hoãn lại sau trận bão khủng khiếp nói trên.

Tổng thống lâm thời của Haiti là ông Jocelerme Privert,  cho đài BBC biết rằng, nước nầy hiện đối diện với nạn đói kém, trừ khi có các hành động ngay từ bây giờ.

"Mức thiệt hại thật lớn lao, cả về nhân mạng lẫn trường học và các cơ sở cấp nước và những gì cần thiết trong ngắn hạn là nước sinh hoạt, thực phẩm và thuốc men".

"Mối quan ngại của chúng tôi là nếu không hành động ngay từ bây giờ, thì trong vòng 3 hay 4 tháng sẽ chẳng còn thực phẩm và chúng tôi sẽ lâm vào nạn đói thực sự".

Các viên chức cho biết một số người bắt đầu dựng lên các chướng ngại vật, hầu tìm cách chận lại các đoàn xe cứu trợ, khi họ thấy đi ngang qua khu vực của họ mà không dừng lại.

Một nhân viên cứu trợ cho thông tấn xã AP biết rằng, một đoàn xe chở thực phẩm, nước uống và thuốc men đã bị các tay súng tấn công tại một thung lủng xa xôi, nơi đã xảy ra một trận đất chuồi.

Được biết trận bão Matthew hết sức mạnh mẽ kể từ năm 2007, sau khi tàn phá Haiti đã giảm bớt thành một cơn áp thấp nhiệt đới khi đổ vào Hoa kỳ tại tiểu bang North Carolina, khiến 11 người chết.

Tổng thống Hoa Kỳ, ông Barack Obama đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại tiểu bang South Carolina, trong khi các viên chức cảnh cáo nạn lụt gây chết người do các con sông chảy cuồn cuộn trong nhiều ngày qua.

Các trợ giúp liên bang được gởi đến 10 thị trấn bị bão hoành hành, có khoảng 2 ngàn cư dân bị kẹt trong nhà hoặc trên mái nhà tại Lumberton, ở ven con sông Lumberton, sau khi thành phố nói trên bị nạn lụt bất ngờ vào sáng thứ hai vừa qua.

Trở lại Haiti, Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Ban ki Moon cho biết các thị trấn và làng mạc ở Haiti hầu như bị xóa sạch trên bản đồ.

Liên hiệp quốc kêu gọi quốc tế cứu trợ cho 1,4 triệu người dân Haiti ở vùng tây nam đảo quốc, hiện cần được giúp đỡ nhân đạo.

Đại sứ Haiti tại Liên hiệp quốc nói rằng, nước ông có thể đối phó một nạn đói nghiêm trọng, do vùng tây nam nước nầy vốn là vựa lúa cho cả nước Haiti, đã bị tàn phá nặng nề.

Tin tức cho biết, một trung tâm chữa trị tại thị trấn Jeremie đã bị bệnh nhân tràn ngập, do không có đủ giường nằm và một số người bị buộc phải nằm trên hành lang bên ngoài, nhiều trường hợp là các trẻ em.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới WHO hiện gởi thuốc chủng ngừa dịch tả đến Haiti, nơi có hơn 200 trường hợp người mắc bệnh, được biết kể từ sau khi trận bão Matthew tàn phá nơi nầy.

Các quốc gia khác bao gồm Pháp và Hoa kỳ, hứa hẹn gởi các vật phẩm cứu trợ, trong khi Hồng thập tự đưa ra lời kêu gọi cứu trợ khẩn cấp trị giá gần 7 triệu đô la và UNICEF cho biết, cần ít nhất 5 triệu đô la để đáp ứng nhu cầu tức khắc, cho nửa triệu trẻ em bị ảnh hưởng của trận bão.





Quang cảnh điêu tàn sau khi trận bão Matthew thổi qua.

 

 


Share