Pháp và Mỹ tìm kiếm hiệp ước mới với Iran

French President Emmanuel Macron and US President Donald Trump

French President Emmanuel Macron and US President Donald Trump Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron hiện kêu họi nên có một hiệp ước nguyên tử mới với Iran.


Hiệp ước hiện tại gặp nhiều quan ngại là Mỹ sẽ hủy bỏ nếu một số thay đổi không được thực hiện vào giữa tháng 5 sắp tới.

Trước ống kính của giới truyền thông, chuyến viếng thăm đầu tiên đến Tòa Bạch Ốc của Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron là một màn trình diễn với những cái bắt tay và vỗ vai thân mật.

Thế nhưng đàng sau các cánh cửa đóng kín, tương lai của hiệp ước nguyên tử với Iran chiếm trọng tâm của chuyến đi.

Hiệp ước hồi năm 2015 được ký kết giữa Iran và 6 cường quốc thế giới, do quan ngại Iran tìm cách phát triển vũ khí nguyên tử.

Đó là một hiệp ước mà Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump gọi là 'khôi hài' và 'điên rồ'.

"Quả là một hiệp ước tệ hại, lẽ ra không bao giờ ký kết một hiệp ước như vậy, mà đúng ra chúng ta nên có một thỏa ước tốt hơn hay hợp lý hơn".

"Hiệp ước Iran quả là tệ hại, chúng ta đã chi ra 150 tỷ đô la trong đó có 1,8 tỷ đô la tiền mặt, cả đống tiền mặt. Quả là điên khùng, khôi hài và lẽ ra không nên ký kết một hiệp ước như vậy", Donald Trump.

Với hạn chót sắp đến là ngày 12 tháng 5 để Hoa Kỳ quyết định liệu có bãi bỏ hiệp ước và tái lập các cấm vận lên Iran, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron muốn thuyết phục Tổng Thống Trump nên giữ nguyên hiệp ước.

Ông đưa ra ý kiến về một thỏa ước nguyên tử mới tại một cuộc họp báo chung ở Tòa Bạch Ốc.

"Quí vị xem xét lại hiệp ước Iran hay tên đầy đủ là JCPOA, vốn là thỏa ước được thương thuyết hồi năm 2015, trong nhiều tháng tôi luôn nói rằng đây là một hiệp ước không đầy đủ, thế nhưng nó có thể có lợi ít nhất là cho tới năm 2025, chúng ta có thể kiểm soát một số hoạt động nguyên tử của họ".

"Vì vậy chúng tôi muốn từ nay sẽ tiếp tục thương thảo một hiệp ước mới với Iran", Emmanuel Macron .

Tổng Thống Macron đề cập đến 4 lãnh vực chánh, khi nói đến một thỏa ước mới.

"Chúng ta cần đề cập đến 4 chủ đề, thứ nhất là ngăn chận bất cứ hành động nguyên tử nào của Iran, chuyện nầy có thể thực hiện theo hiệp ước JCPOA.

"Thứ hai là phải chắc chắn rằng trong dài hạn, Iran sẽ không còn một họat động nguyên tử nào.

"Thứ ba là chủ đề căn bản đó là khả năng chấm dứt các hoạt động về hoả tiễn đạn đạo của Iran trong vùng.

"Và thứ tư là tạo ra các điều kiện cho một giải pháp chính trị để kềm chế Iran trong vùng, tại Yemen, ở Iraq và tại Lebannon", Emmanuel Macron.
"Quí vị có thể ghi lại, họ tái khởi động chương trình nguyên tử trở lại, và sẽ có những khó khăn lớn hơn đã gặp trước đây", Donald Trump.
Việc nầy diễn ra giữa lúc có những lời cảnh cáo từ Ngoại trưởng Iran, ông Mohammad Javad Zarif, là nếu Mỹ rút lui, Iran sẽ chắc chắn hủy bỏ hiệp ước.

"Chúng tôi tin rằng nếu Hoa Kỳ rút lui khỏi hiệp ước nguyên tử, hậu quả tức khắc sẽ là Iran sẽ cùng lúc rút ra khỏi và hủy bỏ hiệp ước".

Ông nói rằng việc Mỹ rút khỏi hiệp ước nguyên tử với Iran sẽ phá hoại các cuộc thương thuyết trong tương lai giữa Mỹ và các nước khác.

"Những gì mà Mỹ, rồi Tổng Thống Trump đã làm cho cộng đồng thế giới biết rõ sự kiện là Hoa Kỳ là không đáng tin cậy được, là đối tác không tin tưởng khi thương thuyết, bởi vì quí vị đạt được một hiệp ước với họ, và theo định nghĩa thì một hiệp ước phải có việc cho đi và nhận về. Họ chuẩn bị để nhận của gì quí vị cho đi thế rồi lại bỏ đi lời hứa đã làm trong hiệp ước".

"Việc đó khiến cho Mỹ không nên là môt đối tác nào trong bất cứ hiệp ước quốc tế nào," Mohammad Javad Zarif.

Xuất hiện với vẻ dường như chẳng quan tâm đến khả năng của Iran tái khởi động chương trình nguyên tử, TổngThống Trump đưa ra lời đe dọa của ông.

"Họ sẽ không khởi động bất kỳ chuyện gì cả, nếu họ làm chuyện nầy thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, lớn hơn những khó khăn trước đây.

"Quí vị có thể thấy, họ tái khởi động chương trình nguyên tử trở lại, và sẽ có những khó khăn lớn hơn đã gặp trước đây," Donald Trump.

Thế nhưng mọi chuyện có thể không bao giờ đi đến giai đoạn đó, cả hai vị TổngThống Mỹ và Pháp ngụ ý là họ tiến gần đến hiểu biết chung rằng, họ sẽ giữ nguyên hiệp ước nguyên tử với Iran.

Giữ nguyên hiệp ước sẽ là một chiến thắng ngoại giao cho ông Macron, người đã chơi trò chính trị khi kết thân với một vị Tổng Thống rất không được lòng dân.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share