Du lịch: Nên chọn sự thoải mái hay bền vững với môi trường?

Tourists look on as the cruise ship 'Pacific Jewel' docks near Port Vila (Getty)

Tourists look on as the cruise ship 'Pacific Jewel' docks near Port Vila Source: Getty / TORSTEN BLACKWOOD/AFP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Kỳ nghỉ mát là thời gian để thư giãn và gác lại những lo lắng đời thường, nhưng khi điểm đến của bạn có nguy cơ xảy ra cháy rừng, lũ lụt hoặc sóng nhiệt, niềm vui có thể biến mất. Tại Úc, chúng ta không xa lạ gì với sự nguy hiểm của việc khí hậu ấm lên. Vậy khách du lịch có nên cân nhắc về môi trường trong lựa chọn của mình không?


Việc nới lỏng các hạn chế do COVID chứng kiến hoạt động thương mại du lịch của quốc gia Thái Bình Dương, Vanuatu, được nối lại.

Phần lớn thương mại đến từ Úc, nhiều người đến Port Vila bằng tàu du lịch.

Lucie Leikave Kalsakau đã chuẩn bị cho sự trở lại của các tàu du lịch trong nhiều tháng.

Cô bán đồ thủ công của mình ở thủ đô của hòn đảo được 20 năm. Khi không có khách du lịch, cuộc sống không hề dễ dàng.

“Hoàn cảnh rất khó khăn, chúng tôi đã mất rất nhiều tiền. Công việc kinh doanh của chúng tôi ngừng hoạt động trong hai năm, nhưng chúng tôi vẫn vượt qua được và thấy biết ơn. Chúng ta có thể tiếp tục công việc kinh doanh của mình để có tiền mua thức ăn và đóng học phí.”

Nhân viên Sở Du lịch Vanuatu Amos Ronnie cho biết cả nước rất vui mừng khi du lịch quay trở lại vì tầm quan trọng của ngành này đối với nền kinh tế.

“Du lịch là đóng góp lớn cho nền kinh tế, liên quan đến giao thông, sản phẩm du lịch, các tour du lịch văn hóa quanh đảo. Khi đi tham quan các cộng đồng, họ có xu hướng đi vào làng, sau đó đóng góp cho nhà thờ, cho trường học, điều này tốt cho chúng tôi.”

Mặc dù thừa nhận tầm quan trọng của du lịch đối với nhiều quốc gia Thái Bình Dương, chính các nước này đang phải gánh chịu gánh nặng của biến đổi khí hậu, với mực nước biển dâng cao đe dọa sự tồn tại của một số quốc gia.

Nghiên cứu sinh tại Viện Du lịch Griffith, Tiến sĩ Johanna Loehr cho biết chính những con tàu chở khách du lịch góp phần gây ra biến đổi khí hậu.

Cô cho biết các tàu du lịch tiêu tốn nhiều năng lượng vì chúng đang di chuyển tới các khu nghỉ dưỡng.

"Không chỉ có người ở trên đó, mà tất cả các phương tiện đi kèm với nó, đều được vận chuyển đến đây. Nếu chúng ta đang nghĩ về lượng khí thải carbon, thì giao thông vận tải thường là nguồn phát thải lớn nhất của hệ thống du lịch."

Joel Katz là Giám đốc điều hành của Hiệp hội Quốc tế Cruise Lines Australasia.

Ông nói với SBS rằng ngành du lịch biển mong muốn đảm nhận vai trò lãnh đạo, cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đầu tư vào nghiên cứu cũng như phát triển bền vững.
Các hãng tàu du lịch đang chi hàng tỷ đô la để làm việc với các nhà cung cấp động cơ và nhà sản xuất nhiên liệu để tìm hiểu loại nhiên liệu thay thế nào nên được sử dụng.
Giám đốc Hiệp hội Quốc tế Cruise Lines Australasia, Joel Katz
"Chúng tôi rất tự hào là một số lượng lớn tàu mới sẽ đi vào sử dụng trong những năm tới hoạt động bằng LNG, một loại nhiên liệu chuyển tiếp.

Có nghĩa là những tàu đó đã sẵn sàng cho quá trình chuyển tiếp, nhiên liệu sinh học như pin nhiên liệu, công nghệ pin. Tất nhiên, tất cả những thứ đằng sau hậu trường, thiết bị và hệ thống để giúp giảm thiểu tác động của tàu.”

Ngành công nghiệp du lịch đang tìm cách thực hiện những thay đổi, nhưng liệu những lựa chọn bền vững có được cân nhắc khi mọi người gác lại cuộc sống hàng ngày của mình để đi nghỉ mát không?

Tổ chức Khí tượng Thế giới và Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus của EU đã tính toán tháng 7 năm 2023 là tháng nóng kỷ lục.

Các nhà khoa học cho biết các kỷ lục về nhiệt độ báo trước những thay đổi sắp tới khi hành tinh ấm lên. Lũ lụt nhiều hơn, cháy rừng kéo dài hơn và các hiện tượng thời tiết nghiêm trọng khiến con người gặp nguy hiểm.

Lucia Principe, một khách du lịch Ý, đến ga xe lửa ở Rome nói rằng các kỳ nghỉ là cơ hội để thư giãn. Mặc dù cô luôn có lựa chọn tốt cho môi trường khi ở nhà, nhưng ưu tiên hàng đầu khi đi du lịch là sự thoái mái.

“Ở nhà, tôi nghĩ rất nhiều về môi trường, phân loại rác thải, tái chế, mọi thứ. Khi đi du lịch, tôi thích sự thoải mái hơn, thành thật mà nói thì tôi ít nghĩ về môi trường hơn.”

Nhưng đang có một số thay đổi.

Du khách người Đức Jan Sommer nói rằng ông và người bạn đồng hành đã quyết định không bắt chuyến bay trong nội địa Thái Lan, thay vào đó sẽ di chuyển bằng xe lửa.
Khi ở Thái Lan, chúng tôi không có kế hoạch bắt bất kỳ chuyến bay nào mà di chuyển bằng xe lửa và xe buýt. Đây là cách chúng tôi đóng góp cho khí hậu.
Du khách người Đức Jan Sommer
Du lịch bền vững được Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc định nghĩa là ‘Du lịch tính đầy đủ đến các tác động kinh tế, xã hội và môi trường hiện tại và tương lai, giải quyết nhu cầu của du khách, ngành, môi trường và cộng đồng sở tại.’

Cục Du lịch Úc là cơ quan của Chính phủ Úc chịu trách nhiệm về nhu cầu ngày càng tăng đối với Úc như một điểm du lịch, cả ở Úc và nước ngoài.

Trong một tuyên bố trên trang web, Cục Du lịch Úc cho biết:

"Du lịch bền vững bao gồm việc bảo vệ và khôi phục môi trường tự nhiên của chúng ta, giúp bảo tồn các kỳ quan thiên nhiên và văn hóa của Úc để mọi người hôm nay và các thế hệ tương lai có thể được tận hưởng.

Nó cũng đồng nghĩa thúc đẩy ngành công nghiệp sinh lời, mang lại cơ hội việc làm và lợi ích kinh tế cho cộng đồng. Từ đó giúp cải thiện trải nghiệm du lịch cho du khách cũng như chất lượng cuộc sống cho người Úc." 

Share