Di dân tạm thời bị ăn chận lương khắp nơi là một tội hình sự

New survey on exploitation of workers

New survey on exploitation of workers Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một cuộc khảo sát mới tiết lộ rằng việc lợi dụng các sinh viên ngoại quốc cũng như những người làm việc trong kỳ nghỉ hè tại Úc hiện rất phổ biến và nghiêm trọng.


Bản phúc trình có tên là là "Wage Theft in Australia", tức "Ăn chặn Tiền Lương tại Úc" là cuộc khảo cứu đầy đủ nhất về công việc của những người có visa tạm thời cùng những điều kiện làm việc tại Úc.

Các tác giả cho biết họ đang kêu gọi nên có những luật lệ chặt chẽ hơn để giúp việc nầy được minh bạch.

Du khách ba lô người Bỉ chỉ cho biết tên là Laurent, đã hái trái cây trong 4 tháng tại 8 trang trại khác nhau trên khắp Queensland.

Anh cho biết một số các kinh nghiệm là không được hài lòng, thế nhưng anh cho rằng những người cũng tương tự như anh, đã tạo ra một hình thức "nô lệ tân thời" khi anh làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt, trong khi vẫn tiếp tục bị trả lương thấp dưới mức lương tối thiểu.

"Tại một số trang trại tôi được trả đúng lương, nhưng tại một số khác tôi nhớ khi làm việc tại một nơi trồng cà chua, tôi hoàn toàn bị người giám thị bóc lột và tôi chẳng có được xu nào".

"Tôi nghĩ công việc đầu tiên, tôi được 10 đô la cho 2 hay 3 tiếng đồng hồ làm việc".

"Khi tôi hái dâu, tôi nhớ mỗi ngày được trung bình 60 đô la trước thuế, sau khi làm việc nặng nhọc 8 tiếng đồng hồ dưới ánh nắng gay gắt", Laurent.

Kinh nghiệm của anh nầy không phải là điều mới lạ, bản phúc trình tiết lộ rằng việc lạm dụng các di dân tạm thời tại Úc, là chuyện xảy ra khắp nơi.

Phúc trình tìm thấy, cứ 3 sinh viên ngoại quốc hay du khách ba lô, thì có 1 người bị trả lương khoảng phân nửa mức lương tối thiểu.

Cuộc nghiên cứu chung của Đại học New South Wales và đại học Kỹ Thuật Sydney UTS, khảo sát hơn 4 ngàn di dân tạm thời từ 107 quốc gia.

Có gần 3 ngàn người, trong đó là các sinh viên nước ngoài, trong khi có 1440 là du khách ba lô.

Đồng tác giả bản phúc trình và là giáo sư đại học UTS giáo sư Laurie Berg cho biết, đây là cuộc khảo sát đầu tiên trong lãnh vực nầy tại Úc.

"Cho đến lúc nầy, chúng tôi không biết chuyện ăn chặn lương còn đi xa đến đâu, vì vậy trong cuộc khảo sát của chúng tôi với hơn 400 người đại diện cho các dữ kiện đầu tiên cho thấy, chúng ta có một tầng lớp thấp kém những di dân với visa tạm thời tại đất nước nầy, họ gồm các sinh viên nước ngoài và những khách du lịch ba lô, chỉ được hưởng lương xa dưới mức lương tối thiểu".

Được biết mức lương tối thiểu toàn quốc là 18,29 đô la mỗi giờ, thế nhưng cuộc nghiên cứu tìm thấy 1 phần 3 các du khách ba lô chỉ được trả 12 đô la hay ít hơn mỗi giờ, trong khi có 1 phần 4 các sinh viên ngoại quốc, cũng chỉ được trả 12 đô hoặc kém hơn.

Bản phúc trình tìm thấy, gần phân nửa du khách ba lô được trả 15 đô hay ít hơn, trong các công việc được trả lương thấp nhất, và con số thống kê tương tự đối với sinh viên ngoại quốc là khoảng 43 phần trăm.

Giáo sư Berg cho rằng việc ăn chận tiền lương, không giới hạn trong lãnh vực nông nghiệp.

"Chuyện trả lương thấp xảy ra tràn lan trong 12 ngành nghề khác nhau, đặc biệt trong dịch vụ phục vụ thức ăn, nhà hàng, quán cà phê, rồi trong các quán take-away. Hai trong số 5 người cho biết, họ bị trả lương thấp nhất trong dịch vụ bán thức ăn, đặc biệt trong các ngành nông nghiệp, hái rau quả, trong đó 1 phần 3 kiếm được 10 đô la mỗi giờ hay ít hơn".

Một số người với quốc tịch khác nhau lại gặp nhiều rủi ro, với các công nhân từ các nước Á châu như Trung quốc, Đài loan và Việt Nam bị trả lương thấp hơn, so với những người đến từ Bắc Mỹ, Ái Nhĩ Lan hay Anh quốc.

Trong khi đó, các công nhân Trung quốc thường thích được trả tiền mặt hơn.

Theo các tác giả của cuộc khảo sát, có một điều kỳ lạ là việc trả lương thấp xảy ra, chỉ vì các di dân tạm thời không biết về mức lương tối thiểu ở Úc.

Thế nhưng cuộc khảo sát cũng tìm thấy rằng, đa số các di dân tạm thời biết được họ bị trả lương thấp, thế nhưng họ tin rằng chỉ có một số ít người với visa tạm thời như họ, mới nhận được đúng mức lương tối thiểu mà thôi.

Du khách ba lô Laurent nói rằng anh biết bị ăn chận tiền lương, thế nhưng cũng như những người khác họ phải làm việc để đủ số 88 ngày tại các trang trại, mới có thể triễn hạn via.

Ngoài ra có nhiều người tranh nhau các công việc, nên điều nầy dễ dàng cho các chủ nhân bóc lột công nhân.

Giáo sư Berg cho rằng cuộc nghiên cứu nêu bật vấn đề, là các sinh viên ngoại quốc và du khách ba lô, đối phó với hoàn cảnh của họ như thế nào, trong khi việc ăn chận tiền lương có thể tạo nên việc cưỡng bách lao động và là một tội hình sự.

"Trả lương cho các di dân tạm thời dưới mức lương tối thiểu là vi phạm quyền làm việc của họ, do mọi người đều được đạo luật làm việc công bằng chi phối, thế nhưng tôi nghĩ việc trả lương thấp cho họ cũng khiến cho lương hướng của các công nhân khác trong ngành bị thấp theo. Còn các chủ doanh nghiệp ăn chận lương là chuyện bất công và cạnh tranh không lành mạnh với các chủ nhân khác, vốn tuân thủ luật lao động của Úc".

Bà tin rằng, cuộc khảo sát cung cấp các bằng chứng rõ ràng đối với chính phủ, các doanh nghiệp và những người khác, để giải quyết mức độ sai trái nầy.

"Tôi nghĩ chính phủ cần chú ý đến các ngành kỹ nghệ có thể gặp nhiều rủi ro như bán hàng ăn và trồng trọt, vốn là những lãnh vực ăn chận tiền lương rất nhiều".

"Các tổ chức hỗ trợ cho công nhân cũng cần có nhiều tài nguyên, bao gồm cà Giám Sát Viên Công Bằng Nơi Làm Việc nên có các chương trình đối mặt trực tiếp, với những khách ba lô và sinh viên ngoại quốc bằng ngôn ngữ của họ, để giúp họ đối phó với giới chủ nhân và thu hồi số lương còn thiếu", Laurie Berg.

Giáo sư Berg cũng cho biết, bà muốn thấy có nhiều luật lệ mạnh mẽ hơn được áp dụng, hầu ràng buộc rõ ràng các bên liên quan, trong lãnh vực nầy.

"Chúng ta đã có luật lệ vốn qui định sự minh bạch đối với các đại lý, thế nhưng không áp dụng cho các doanh nghiệp như siêu thị, vốn mua lại rau quả rẻ tiền từ những nhà cung cấp đã ăn chận tiền lương của công nhân", Laurie Berg.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share