Trạm không gian của Trung quốc rơi xuống nam Thái Bình Dương

This TV grab taken from CCTV (China Central Television) on 1 April 2018 shows a file photo of Tiangong-1, China's experimental space lab

This TV grab taken from CCTV (China Central Television) on 1 April 2018 shows a file photo of Tiangong-1, China's experimental space lab Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trạm không gian chỉ còn bằng một chiếc xe buýt đã rớt xuống biển sau khi đã bị cháy gần hết lúc trở về trái đất.


Tin tức về trạm không gian của Trung quốc có tên là Thiên Cung 1, đã bay vào bầu khí quyển của trái đất trên vùng biển Nam Thái bình Dương và phần lớn đã cháy tiêu khi ma xát trong bầu khí quyển.

Tân hoa Xã cho biết, trạm không gian đã trở vào bầu khí quyển vào khoảng 10 giờ 15 phút sáng nay thứ hai, giờ Đông bộ Úc châu.

Được biết trạm không gian nầy dài 10,4 mét đã được phóng đi hồi năm 2011, nhằm làm nơi đậu của các phi thuyền không gian cũng như là nơi thực hiện các cuộc thí nghiệm trên không gian.

Thiên Cung 1 nguyên thủy hết nhiệm vụ vào năm 2013, thế nhưng sứ mạng của nó đã được gia hạn nhiều lần.

Nhà Vật lý Thiên văn thuộc Đại học Quốc gia Úc châu là tiến sĩ Brad Tucker cho biết, đó chỉ là vấn đề thời gian khi trạm không gian nầy trở về trái đất.

"Mỗi quỹ đạo của nó trong những ngày qua và đặc biệt là hôm nay ngày càng hẹp dần, vì vậy nó hạ xuống 2 kí lô mét, rồi 7 sau đó là 10 kí lô mét trong quỹ đạo sau cùng là 100 kí lô mét".

"Nó bắt đầu chậm lại, rung chuyển và chạm đến mức độ mà chúng tôi gọi là 75 đến 80 kí lô mét và ở mức độ nầy thì nó nổ tung".

"Vì vậy 90 phần trăm của mảnh vỡ sẽ tan biến trong bầy khí quyển của trái đất và những vật nhỏ hơn cũng rơi xuống nơi nó rớt xuống", Brad Tucker.

Tân hoa Xã xác nhận trạm không gian chỉ còn bằng một chiếc xe buýt, sau khi Thiên Cung 1 nặng 8 tấn đã bị cháy hết trước khi rơi xuống biển Nam Thái bình Dương.

Các nhà khoa học ước lượng việc một người có thể bị trạm không gian rớt trúng, với tỷ lệ ít hơn một phần tỷ tỷ lần và nhiều người cho rằng, xác xuất còn kém hơn một người trúng lô tô.

Được biết Trung quốc đã mất liên lạc với trạm không gian nầy từ năm 2016 và trong 2 năm qua, nó bay tự do trong không gian theo một quỹ đạo không rõ.

Thiên Cung 1 bắt đầu trở vào bầu khí quyển vào lúc 10 giờ 15 sáng nay, theo giờ Đông bộ Úc châu.

Một khi nó còn cách 70 kí lô mét bên trên trái đất, sức nóng mãnh liệt khi vào bầu khí quyển khiến cho nó bị tan chảy và bắt đầu bị tan rả.

Tiến sĩ Roger Thompson thuộc công ty Aerospace Corporation vốn theo dõi trạm không gian cho biết, việc trạm không gian rơi xuống vùng biển Nam Thái bình Dương đã được xác nhận.

Mọi vật nếu còn trên trạm không gian sẽ rơi xuống biển gần một nơi được gọi là "nghĩa trang phi thuyền" spacecraft cemetery, bởi vì đó là nơi mà các cơ quan không gian nhắm đến khi phi thuyền không gian trở về bầu khí quyển.

Được biết trạm không gian Thiên Cung 1 được phóng lên năm 2011 để tiến hành những vụ neo đậu các phi thuyển và các thí nghiệm trên quỹ đạo, như là một phần chương trình không gian đầy tham vọng của Trung quốc, nhằm đặt một trạm không gian vĩnh viễn trên quỹ đạo vào năm 2023.

Trạm nầy lẽ ra đã không được xử dụng vào năm 2013, thế nhưng sứ mạng của nó đã được gia hạn nhiều lần.

Giám đốc về kỹ thuật không gian tại đại học Sydney là giáo sư Warwick Holmes cho rằng mọi người không nên lo sợ về chuyện trạm không gian rơi xuống trái đất.
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng, đây là trạm không gian nặng đến 8 tấn, việc nầy có nghĩa là trái đất sẽ là nơi nó rớt xuống và chúng ta là một mục tiêu rất nhỏ bé và hầu như chẳng có cơ hội nào nó rớt xuống nước Úc", Alan Duffy.
Ông cho biết nguy cơ đối với con người rất thấp, bởi vì 70 phần trăm của trái đất là các đại dương bao bọc và phần lớn lãnh thổ Úc có dân sinh sống thưa thớt.

Ông còn nói rằng, một người có nguy cơ bị xe đụng khi băng qua đường tại Sydney còn nhiều hơn là bị một trạm không gian rơi trúng.

Hồi tháng 10 năm rồi, chuyên gia về địa chất học không gian tại đại học Flinders là Alice Gorman cho biết Trung quốc không thể kiểm soát việc hạ xuống của trạm không gian của họ

Được biết Thiên Cung 1 đã bay với vận tốc khoảng 27 ngàn kí lô mét giờ, thế nhưng do bị hút về trái đất nên vận tốc của nó giảm dần trước khi vào bầu khí quyển và cháy thành nhiều mảnh vụn.

Các mảnh vụn của các vật phóng lên không gian có thường rơi xuống mặt đất không ?

Được biết các mảnh vụn của phi thuyền không gian hay các trạm không gian quốc tế tiến gần bầu khí quyển hàng tháng, thế nhưng chỉ có một người từ trước đến nay bị mảnh vỡ rơi trúng mà thôi.

Một phụ nữ Mỹ là bà Lottie Williams đã bị một mảnh vỡ rơi trúng thế nhưng không bị thương nặng, do một mảnh vỡ của hỏa tiễn Mỹ Delta 2 rớt trúng trong vụ thử nghiệm tại một công viên ở Oklahoma vào năm 1997.

Nổi tiếng nhất là trạm không gian Skylab của Mỹ nặng 77 tấn đã trở về bầu khí quyổn vào năm 1979, và bị vỡ ra thành nhiều mảnh vụn gần thành phố Perth ở Tây Úc, thành phố nầy đã phạt phía Mỹ 400 đô la vì tội xả rác.

Việc tan vỡ của phi thuyền con thoi Columbia vào năm 2003, khiến tất cả 7 phi hành gia đều thiệt mạng và đã vỡ tan thành 80 ngàn mảnh vụn rơi xuống như mưa, tại một vùng ở phía nam nước Mỹ, thế nhưng không có ai bị thương cả.

Và vào năm 2011, vệ tinh nghiên cứu thượng tầng khí quyển của Mỹ bị xem là một nguy cơ nhỏ đối với công chúng khi nó hạ xuống trái đất sau 20 năm được phóng lên.

Các mảnh vỡ của vệ tinh nặng 6 tấn cuối cùng đã rơi xuống Thái bình Dương và không gây nguy hiểm chi cả.

Được biết chương trình không gian của Trung quốc trước đây cũng gây nhiều quan ngại, sau khi nước nầy vào năm 2007 đã dùng một hỏa tiễn phá hủy một vệ tinh của họ không còn xử dụng được nữa, gây ra những đám mây các mảnh vỡ lớn và có thể gây nguy hiểm.

Trước  khi có tin Thiên Cung 1 rơi xuống vùng biển phía nam Thái bình Dương, Tiến sĩ Alan Duffy thuộc đại học Swinburn ở Victoria đưa ra lời tiên đoán.

"Vào lúc nầy chúng ta biết được trạm không gian của Trung quốc là Thiên Cung 1 mà Trung quốc đã mất liên lạc từ lâu về đường bay của nó, hiện nay ở chỗ nào đó trong không gian và chuyện thấy thật gây bối rối".

"Thực sự chúng ta có thể phỏng đoán trong vòng một tuần lễ, nơi nào có thể bị rơi xuống và đây là một thử thách vì nó có thể quay cuồng khi đến gần trái đất và cũng chậm lại một chút".

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng, đây là trạm không gian nặng đến 8 tấn, việc nầy có nghĩa là trái đất sẽ là nơi nó rớt xuống và chúng ta là một mục tiêu rất nhỏ bé và hầu như chẳng có cơ hội nào nó rớt xuống nước Úc", Alan Duffy.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share