Trung Quốc bênh vực trước cáo buộc để cho nhà bất đồng chính kiến chết dần

Đoạn băng cho thấy ông Lưu Hiểu Ba tại bệnh viện Bắc Kinh

Đoạn băng cho thấy ông Lưu Hiểu Ba tại bệnh viện Bắc Kinh Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một luật sư người Mỹ đại diện cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba cáo buộc chính phủ Trung quốc đã cố tình đẩy nhanh ông nầy đến chỗ chết khi từ chối cho ông được chữa trị bên ngoài Trung quốc.


Ông Lưu Hiểu Ba 61 tuổi được giải Nobel hiện bị bệnh ung thư gan ở giai đoạn chờ chết .

Việc nầy theo sau những lời kêu gọi quốc tế từ các chính phủ và những nhóm tranh đấu cho nhân quyền về việc trả tự do vô điều kiện cho ông nầy.

Tại bệnh viện Thẩm Dương ở đông bắc Trung quốc các bác sĩ từ Đức và Mỹ đã đến để chữa trị cho ông Lưu Hiểu Ba.

Cuốn băng video xuất hiện trên trang mạng hồi tuần nầy cho thấy các chuyên gia ngoại quốc đang ở bên giường bệnh của ông Lưu Hiểu Ba 61 tuổi và họ ca ngợi các bác sĩ địa phương.

Một trong các bác sĩ là ông Markus Buecher người Đức, cho biết.

"Điều rất thuận lợi là các bác sĩ từ Trung quốc đã yêu cầu chúng tôi đến giúp đỡ. Vì vậy họ rất muốn ông nầy được chữa trị và họ muốn chúng tôi trợ giúp".

Cuốn băng video được biết đã được thu hình không có ý kiến của vị bác sĩ người Đức, cho thấy ông nầy dường như nói chuyện và an ủi bà Lưu Hà, vợ của ông Lưu Hiểu Ba.

Những gì không được thấy là sự xung đột về ý kiến của các bác sĩ y khoa.

Các bác sĩ ngoại quốc cho biết nhà đối kháng nầy có đủ sức khỏe để đi ra nước ngoài chữa trị, trong khi các bác sĩ Trung quốc lại không đồng ý.

Về phần chính phủ Trung quốc nói rằng, chứng ung thư gan sắp chết cuả ông nầy không phải là một lý do để được phóng thích.

Ông Lục Khảng phát ngôn nhân của bộ Ngoại giao Trung quốc cho biết.

"Trung quốc là một quốc gia pháp trị, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Chúng tôi hy vọng các quốc gia liên hệ phải tôn trọng chủ quyền về tư pháp của Trung quốc và không dùng các trường hợp cá nhân để xen lấn vào các công việc nội bộ  của Trung quốc".

Thế nhưng những lời kêu gọi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba ngày càng vang xa hơn, với những người biểu tình xuống đường tại Hong Kong đòi hỏi ông nầy phải được trả tự do vô điều kiện.

Được biết ông Lưu Hiểu Ba đã bị tù suốt 8 năm trước vì đòi hỏi các cải tổ dân chủ tại Trung quốc và nay ông nầy có lẽ sống những ngày cuối cùng trong đời.

Ông Abert Ho là một cựu chính khách và là một luật sư về nhân quyền tại Hong Kong.

"Chúng tôi hiện chạy theo thời gian trong việc tổ chức cuộc biểu tình ngồi nhằm gởi đi một thông điệp đến chính phủ Trung quốc, dĩ nhiên bao gồm chủ tịch Tập cận Bình rằng ông Lưu Hiểu Ba nên được cho phép rời khỏi Trung quốc đến nơi nào ông chọn để được chữa trị vì lý do nhân đạo".

Trong khi đó, Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel cũng kêu gọi nên có một giải pháp nhân đạo.

Phát ngôn nhân của bà là ông Steffen Seibert [ZY-bairt], đưa ra lời tuyên bố nhân danh Thủ tướng.

"Tôi có thể đoan chắc với quí vị rằng trường hợp thương tâm của ông Lưu Hiểu Ba đã được Thủ tướng quan tâm đặc biệt và bà hy vọng sẽ thấy được một dấu hiệu nhân đạo cho ông ta và gia đình của ông".
"Điều đó không chỉ gây bối rối cho Trung quốc mà còn gây tác dụng mạnh mẽ đối với các nước khác trong việc xem xét làm thế nào để giao tiếp với Trung quốc trong tương lai, về các trường hợp liên quan đến nhân quyền và tự do", ông Patrick Poon thuộc Ân xá quốc tế tại Hong Kong nói về cái chết của ông Lưu Hiểu Ba nếu xảy ra.
Trong khi đó, những nhà vận động dân chủ tại Úc hiện biên thư đến Ngoại trưởng Úc Julie Bishop thúc giục bà nầy hãy hành động.

Còn chính phủ Trung quốc nhấn mạnh rằng ông Lưu Hiểu Ba hiện nhận được những chữa trị tốt nhất tại Trung quốc, thế nhưng các viên chức Đức cho biết Sở An ninh Trung quốc hiện có vẻ như cố gắng điều khiển việc chữa trị cho ông nầy, thay vì để việc đó cho các bác sĩ chuyên môn.

Nếu ông Lưu Hiểu Ba chết trong tù, thì điều nầy có thể gây ra một bối rối lớn lao cho Trung quốc thế nhưng các nhà phân tích tại Trung quốc cho rằng việc trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba hay bất cứ dấu hiệu nào nhân nhượng của Trung quốc hầu như khó xảy ra.

Ông Patrick Poon thuộc Ân xá quốc tế tại Hong Kong nói rằng có nhiều hậu quả đối với Trung quốc và cộng đồng ngoại giao trong vụ nầy.

"Điều đó không chỉ gây bối rối cho Trung quốc mà còn gây tác dụng mạnh mẽ đối với các nước khác trong việc xem xét làm thế nào để giao tiếp với Trung quốc trong tương lai, về các trường hợp liên quan đến nhân quyền và tự do".

Được biết Lưu Hiểu Ba sinh ngày 28 tháng 12 năm 1955 năm nay 61 tuổi là một nhà hoạt động nhân quyền và trí thức Trung Quốc.

Ông từng là Chủ tịch của Trung tâm Văn Bút Quốc tế độc lập của Trung Quốc từ năm 2003.

Ông Lưu Hiểu Ba bị giam giữ ngay sau Olympic Bắc Kinh năm 2008.

Ông bị kết án 11 năm tù giam vì "kích động lật đổ chính quyền" sau khi ông cùng một nhóm tác giả cho ra đời tuyên ngôn mang tên "Hiến chương 2008", ủng hộ việc xem xét và kiểm tra một cách dân chủ hệ thống chính quyền của Trung Quốc, do một trong những điều nguy hiểm nhất tại Trung Quốc là ủng hộ việc lật đổ quyền lực tối cao của Đảng Cộng sản dưới bất kỳ hình thức nào.

Trong lúc còn bị giam năm 2010, Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hoà bình và giải thưởng đã được đặt trên một chiếc ghế trống do sự vắng mặt của ông.

Thời gian gần đây, tình trạng sức khoẻ của Lưu Hiểu Ba ngày càng tồi tệ, từ khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, chính phủ các nước phương Tây và các nhóm nhân quyền đã kêu gọi để ông được ra nước ngoài chữa bệnh.

Chính quyền Trung Quốc đáp lại rằng ông quá yếu để có thể di chuyển, trong khi hai bác sỹ nước ngoài sau khi thăm bệnh đã phủ nhận thông tin trên.

Để thoả hiệp, Trung Quốc đã cho phép hai chuyên gia quốc tế tới khám chữa cho ông tại Thẩm Dương.

Chính phủ cũng công bố các đoạn dữ liệu cho thấy Lưu Hiểu Ba nói rằng các bác sỹ Trung Quốc đã điều trị cho ông rất tốt và một số triệu chứng bệnh đã đẩy lùi lại thời gian ông bị giam cầm.

Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung quốc, 08 trong số 17 câu hỏi được đặt ra cho người phát ngôn có liên quan tới sự việc của Lưu Hiểu Ba.

Tuy nhiên, khi biên bản chính thức của cuộc họp báo được công bố trên trang mạng của Bộ, tất cả các câu hỏi về Lưu Hiểu Ba đều bị xoá bỏ.

Đặc biệt một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện với người dân Trung Quốc về Lưu Hiểu Ba.  

Các câu hỏi đưa ra nhận được những phản ứng khá lúng túng - Lưu Hiểu Ba là ai?

Người dân dường như không biết rằng Trung Quốc đã có một người giành được giải Nobel Hoà Bình.
"]

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share