Các dược sĩ yêu cầu chính phủ cấp thiết bị bảo vệ tốt hơn

Pharmacists say there's an increased demand for flu vaccinations

Pharmacists say there's an increased demand for flu vaccinations Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Khi mùa cúm hàng năm sắp đến gần, các dược sĩ hiện kêu gọi chính phủ hãy cung cấp các trang bị bảo vệ tốt hơn cho công nhân. Hiện diễn ra mọi người hối hả chích ngừa cúm và các dược sĩ cho biết họ có thể bị lây nhiễm coronavirus.


Khi cộng đồng quan ngại về đại dịch coronavirus, thì các dược sĩ chứng kiến một sự gia tăng khách hàng tìm cách tồn trữ thuốc men và các tiếp liệu y tế.

Dược sĩ Nick Logan làm chủ và điều hành cửa hàng thuốc tây của ông.

“Quả là hết sức xáo trộn trong một tháng nay”, Nick Logan.

Nay mùa cúm sắp đến với người dân Úc.

Dược phòng của ông Logan đã nhận được đợt thuốc chủng đầu tiên và ông cho biết họ phải chủng ngừa gần 50 liều mỗi ngày.

“Điển hình là chúng tôi thường nhận được lệnh đặt hàng 200 liều, sớm nhất là trong tháng 3".

"Chúng tôi sử dụng tất cả trong 4 ngày rưỡi, chúng tôi yêu cầu nhà cung cấp chuyển từ lượng hàng tháng 4, cho sớm hơn".

"Tuần qua chúng tôi nhận được 400 liều khác và sẽ tiến hành nhanh chóng vào thời điểm nầy, vì vậy đó là một nhu cầu rất lớn”, Nick Logan.

Hầu hết người dân Úc phải trả tiền cho việc chủng ngừa cúm, thế nhưng với một số thành phần dễ gặp nguy hiểm thì được miễn phí.

Ông Chris Freeman thuộc Hiệp Hội Dược sĩ Úc Châu nói rằng, nới rộng việc miễn phí cho nhiều nhóm người Úc khác, có thể cứu mạng được nhiều người trong thời gian xảy ra đại dịch.

“Xếp dịch cúm hàng năm lên trên cả cuộc khủng hoảng COVID-19, sẽ đặt một đòi hỏi lớn lao trên các dịch vụ chăm sóc, trong bệnh viện, trong phòng cấp cứu và trong khu vực khẩn cấp".

"Vì vậy chúng ta cần phải làm mọi chuyện, nhằm giảm bớt nguy cơ bị cúm vốn sẽ gây ra một hậu quả đáng kể”, Chris Freeman.

Các dược sĩ cũng kêu gọi chính phủ giúp họ được bảo vệ nhiều hơn, chống lại việc lây nhiễm.

Ông Mohameh Kaoud quản lý một hiệu thuốc tây tại phía tây Sydney.

“Câu chuyện chỉ nói về các dược sĩ và giữ cho các dược phòng mở cửa, chứ chẳng nói đến chuyện giữ cho các dược sĩ sống sót”, Mohamed Kaoud.

Ông đã biên thư đến Thủ Tướng, yêu cầu cung cấp các bộ trang phục bảo vệ toàn thân và màn hình che chở cho các dược sĩ, để giữ cho công nhân và bệnh nhân được an toàn.

“Vấn đề là chúng tôi không phân phát thuốc men, chúng tôi có mối quan hệ giữa chúng tôi và khách hàng".

"Chúng tôi cần mở cửa, cần phục vụ, cần cung cấp việc về những loại thuốc nào họ dùng, làm thế nào để sử dụng và những gì họ mong đợi sau khi dùng thuốc đó”, Mohamed Kaoud.

Trong khi đó, ông Logan cho biết hiệu thuốc của ông đã áp dụng các biện pháp để giữ cho các nơi sạch sẽ cũng như thi hành việc giữ khoảng cách.

“Chuyện đó xảy ra cho tôi khi một số nhân viên của tôi bị cách ly, đó là nếu một số bị thử nghiệm dương tính, thì chúng tôi gặp khó khăn".

"Điều đó có nghĩa là, chúng tôi phải hết sức cẩn thận với khách hàng khi tiếp xúc”, Nick Logan.

Không giống như nhiều công nhân Úc hiện bị chủ nhân buộc làm việc tại nhà do các doanh nghiệp bị đóng cửa, công việc thường lệ của dược sĩ Lachlan Rose vẫn không thay đổi.

Ông quản lý hiệu thuốc tây tại Manly Vale ở phía bắc Sydney, cho biết kể từ khi bắt đầu vụ bùng phát dịch bệnh coronavirus, ông và các đồng nghiệp chỉ chạy, chân không chấm đất.

“Dường như chẳng có gì khác trong hơn 15 năm hành nghề dược sĩ".

"Chúng tôi làm việc nặng nhọc hơn và toán làm việc tại nhà thuốc tây, làm việc nhiều hơn trước đây”, Lachkan Rose.

Ông cho biết không chỉ dược sĩ phải trực tiếp nói chuyện với khách hàng, họ còn phải đối phó với việc thiếu hụt một số thuốc men.

Ông và các đồng nghiệp là kiểu mẫu của các công nhân đối mặt trong đại dịch nầy.

“Chúng tôi có lẽ ở trong một môi trường tiếp xúc nhiều nhất trong tiệm thuốc tây, vì mọi người đến đây khi bị bệnh và chúng tôi phải mở cửa suốt ngày, không cần hẹn trước, vì vậy chúng tôi dễ bị nguy hiểm khi tiếp xúc với những người bị nhiễm COVID 19”, Lachlan Rose.

Bất chấp nguy hiểm như vậy, các dược sĩ như ông Rose hiện tiếp tục công việc hàng ngày, để giúp cho cộng đồng khoẻ mạnh, trong cơn bùng phát của dịch bệnh.

Đó là lý do vì sao các dược sĩ được xem là ‘công nhân cần thiết’, một từ ngữ được Thủ Tướng mô tả, là những người vẫn hoạt động trong suốt thời gian đóng cửa.
"Chúng tôi thấy số người trên xe buýt hiện giảm bớt, vì vậy họ có thể giữ khoảng cách chung quanh họ và nếu đến một siêu thị, có những đám đông ở đó thì khó mà giữ khoảng cách, có đúng không?”, Gerald Fitzerald.
Trong một cuộc họp báo tối thứ ba, Thủ Tướng Scott Morrison liệt kê các công nhân như, chuyên viên chăm sóc y tế, thầy cô giáo và các công chức, như những cá nhân cần thiết để giữ cho đất nước nầy hoạt động.

Giáo sư về Y tế Công cộng tại đại học Kỹ Thuật Queensland, ông Gerald Fitzerald cho biết định nghĩa về ‘công nhân cần thiết’ rất rộng rãi và khó định nghĩa chính xác.

“Nếu quí vị nghĩ đến những người trong khoa cấp cứu, xe cứu thương, nhân viên cứu thương và những người trong phòng cấp cứu, đều rất quan trọng trong việc chống lại bất cứ vụ bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng, chúng tôi cũng cần giữ đủ thứ ở đó".

"Đó là một phòng ở đằng sau có mọi thứ, mà chúng tôi dường như muốn quên đi, như điện, nước, nhiên liệu, thực phẫm, mọi thứ cần thiết để giúp cho mọi người hoạt động".

"Vì vậy đó là một lực lượng lao động cần thiết và cũng rất quan trọng”, Gerald Fitzerald.

Các công nhân tại siêu thị là một thí dụ về những người tuyệt đối cần thiết, khi làm việc trong suốt thời gian đất nước nầy đóng cửa, như kiểm soát hàng hóa hay kiểm tra các kệ hàng.

Những người phụ thuộc vào các dịch vụ của chính phủ như Medicare và Centrelink hiện đáp ứng với con số đông đảo những người nộp đơn vào lúc nầy.

Việc giao hàng, tài xế xe tải cũng như như những người phát thư nam nữ cũng tiếp tục thực hiện các dịch vụ cần thiết.

Giáo sư Fitzerald cho biết, cách tốt nhất để hỗ trợ và giữ cho họ an toàn trong cao điểm của dịch bệnh là giảm bớt số người sử dụng dịch vụ ngay tức khắc.

“Điều cần thiết là giải tỏa khu vực, để các công nhân cần thiết có nơi hoạt động".

"Chúng tôi thấy số người trên xe buýt hiện giảm bớt, vì vậy họ có thể giữ khoảng cách chung quanh họ và nếu đến một siêu thị, có những đám đông ở đó thì khó mà giữ khoảng cách, có đúng không?”, Gerald Fitzerald.

Quí vị có thể cập nhật các tin tức về coronavirus bằng ngôn ngữ của mình tại sbs.com.au/coronavirus

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share