Các cựu lãnh đạo cứu hỏa tự thân vận động

bushfire western australia heatwave australia

A firefighter attends a bushfire in Yanchep, Western Australia Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một nhóm những cựu quan chức cao cấp của cứu hỏa nói rằng trong lúc dầu sôi lửa bóng nước Úc cháy rừng đùng đùng khắp nơi mà quan chức chính phủ không thấy đâu nên họ phải tự thân hành động, tự mình mở một hội nghị cấp cao về những khủng hoảng do cháy rừng gây ra trước những lo ngại về thảm họa ngày Thứ Bảy Đen có thể lập lại.


Craig Lapsley là người chịu trách nhiệm giám sát hệ thống báo cháy chữa cháy trong suốt thời gian xảy ra nạn cháy rừng vào ngày Thứ Bảy Đen Black Saturday bushfires trong năm 2009.

ông nói rằng cần làm nhiều hơn nữa mới có thể tránh khỏi nhìn thấy sự lập lại của thảm cảnh đau thương như đã nhìn thấy vào năm 2009 với 173 người bị thiệt mạng.

"Vào năm 2009, sau 13 năm hạn hán, ngọn lửa bùng lên dữ dội. Thời tiết, cây cối quá khô đã cung cấp nguyên liệu tốt cho ngọn lửa để nó thiêu rụi. Và điều này cũng đã lập lại y như vậy như chúng ta nhìn thấy ở New South Wales và Queensland hiện nay. Hạn hán lâu ngày khiến cho những ngọn lửa không còn có khả năng lường trước được và trở nên hung hãn khác thường so với những vụ cháy rừng ở những năm trước.

"Và đó là vấn đề nghiêm trọng. Sở Cứu Hỏa Nông Thôn New South Wales (Rural Fire Service) trong tuần này thực sự đã cảm nhận được sự bối rối và có phần hốt hoảng khi không kiểm soát được ngọn lửa ngay cả trong việc đốt chặn, một công việc vốn chỉ là một biện pháp nghề nghiệp rất dễ dàng đối với chúng tôi. Thế mà trong một đêm nó có khả năng đổi chiều và ngọn lửa nhanh chóng chạy khỏi chúng tôi trong suốt 20 tiếng đồng hồ, cháy lan tới 20 ngôi nhà, 20 tài sản.

"Tôi đã báo cáo việc này với Ban Giám đốc Cứu Hỏa và họ cũng rúng động khi nghe. Và quý vị có biết những người lính cứu hỏa cảm giác như thế nào khi họ đặt mồi lửa đốt chặn và nó chạy ra khỏi tay họ. Họ sửng sốt, hốt hoảng và bị khủng hoảng khi mà ngọn lửa đốt lên từ họ để bảo vệ khu dân cư đã vượt thoát và chạy tới khu dân cư.

"Nó là một sự chấn động to lớn. Và chúng ta phải nhìn nhận một thực tế là chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến thêm nhiều những sự thiệt hại về người và của, thêm nhiều những cộng đồng phải di dời- những vấn đề mà Victoria đã phải đối mặt, đê hiểu về vấn đề của chúng ta trong mùa này, không chỉ ở không mà ở một diện rộng hơn đó là toàn nước Úc, như chúng ta đang chứng kiến nó lúc này."

Người đứng đầu các dịch vụ khẩn cấp của Victoria là một trong 29 thành viên của Ban lãnh đạo khẩn cấp về hành động khí hậu, một tập thể của các cựu lãnh đạo của dịch vụ cứu hộ khẩn cấp .

Họ nói rằng sự thiếu lãnh đạo về chính sách biến đổi khí hậu đã buộc họ phải triệu tập hội nghị thượng đỉnh của riêng họ, được dự định sẽ diễn ra vào tháng ba.Hội nghị thượng đỉnh sẽ được tiến hành có hoặc không có sự tham dự của Thủ tướng.

Cựu Giám đốc phòng cháy chữa cháy và cứu hộ New South Wales, Greg Mullins nói rằng chính sách của chính phủ liên bang về biến đổi khí hậu đã gây thất vọng.

"Thật không may, trên mặt trận biến đổi khí hậu, Úc không mang nổi chính sức nặng của mình. Hàng năm trong suốt năm năm qua dưới chính phủ này, lượng khí thải của chúng ta đã tăng lên.

"Chúng ta (Úc) phản đối nhiều biện pháp giảm phát thải mà quốc tế đề ra ở Madrid, và điều này đã gây ra một sự bối rối không nhỏ cho quốc tế đối với đất nước chúng ta khi mà chúng ta đang bốc cháy và bốc hỏa. Còn về các vụ cháy rừng, chính phủ đã được yêu cầu nhóm họp trở lại vào tháng Tư, chúng tôi đã yêu cầu họ chi thêm ngân sách cho trực thăng cứu hỏa đúng như những gì mà họ đã bàn thảo trong gần hai năm qua.

"Và chỉ đến tuần trước, thủ tướng mới chịu trích hầu bao cho thêm một chút kinh phí. Kinh phí đó cũng chỉ cấp có một lần, không đáng kể và rât trễ. Dù vậy thì nó cũng sẽ được các dịch vụ chữa cháy chào đón và vui mừng vì ân sủng này, tôi tin vậy."

Những người tham dự hội nghị sẽ bao gồm các nhân viên dịch vụ cứu hỏa, chủ sở hữu truyền thống bản địa, quân đội, chuyên gia y tế, ngành bảo hiểm và chính quyền địa phương.

Một cựu giám đốc của các dịch vụ cứu hỏa và khẩn cấp ở Queensland, Lee Johnson, nói trong chương trình nghị sự sẽ bàn về các tác động sức khỏe; và làm thế nào để có thể điều chỉnh và uyển chuyển một cách tốt hơn với các phương pháp chữa cháy hiện có với mối đe dọa mỗi ngày một biến chuyển như ngày nay.

Ông nói rằng bản chất của mối đe dọa cháy rừng hiện đã thay đổi và các phương pháp chữa cháy thường làm như từ trước tới giờ đã không còn hiệu quả như trước đây nữa, và điều này đang thúc đẩy nhu cầu phải có cách tiếp cận mới.

"Một trong những yếu tố lớn, và theo tôi thì yếu tố đó ngày càng phát triển như tình hình ở Queensland chẳng hạn. Đó là sự gia tăng đô thị hóa và nó lấn vào các vùng ven đô hoặc nông thôn. Vì vậy, số lượng các nhà cửa được xây dựng trong rừng và được bao quanh bởi cây cối rừng rậm đã tăng lên cùng với sự tăng dân số.

"Đều đó đặt ra nhiều rủi ro cho các tài sản và cho cả con người. Và cường độ của các đám cháy trong điều kiện hỏa hoạn thảm khốc, thời tiết hỏa hoạn khắc nghiệt như chúng ta đang có, có nghĩa là bạn thực sự không thể chống lại những đám cháy này.

"Các tòa nhà của bạn không được thiết kế hoặc xây dựng để chịu được bão lửa từ các loại đám cháy này. Vì vậy, đó là một tình huống rất khó khăn. Và nó cần rất nhiều nghiên cứu và đầu tư suy nghĩ để đưa ra những ý tưởng mới."

Sự phụ thuộc của Úc vào nguồn năng lượng than đốt khiến Úc trở thành một trong những nơi phát thải carbon lớn nhất thế giới tính theo đầu người.

Chính phủ khẳng định rằng Úc sẽ đáp ứng cam kết cắt giảm ít nhất 26% vào năm 2030 so với năm 2005 một cách dễ dàng 'như ăn gỏi".

Nhưng các nhà phân tích độc lập nói rằng với lượng khí thải có xu hướng tăng lên, có vẻ như Úc sẽ không thể đạt được mục tiêu.

Ông Mullins nói rằng ông muốn thấy chính phủ liên bang có hành động quyết đoán hơn để ngay lập tức tăng cường nỗ lực giảm khí thải.

"Những thứ làm ngay lập tức như tiền bổ sung cho máy bay chữa cháy và các biện pháp điều phối quân đội tốt hơn là những thứ mà về cơ bản lẽ ra nó phải có sẳn rồi chứ không phải bây giờ mới bàn tới. Chúng tôi cũng nói tới việc có những khả năng nào có thể tận dụng hay kêu gọi để hỗ trợ các dịch vụ khẩn cấp khi cần.

"Các biện pháp trung hạn giữ an toàn cho cộng đồng bao gồm các tiêu chuẩn và quy định trong xây dựng, nơi lánh nạn cho cộng đồng khi phải di tản, hệ thống cảnh báo cũng được bàn thảo.

"Nhưng về lâu dài chúng ta cần quan tâm đến các thế hệ tương lai. Chúng ta phải có vị trí giữa các quốc gia đang thực sự làm một cái gì đó cho vấn đề biến đổi khí hậu. Nếu không thì đất nước này sẽ tiếp tục cháy, lũ lụt và bị lốc xoáy lớn."

Thủ tướng Scott Morrison nói rằng ông tin rằng biến đổi khí hậu là một trong nhiều yếu tố đằng sau sự nghiêm trọng của mùa cháy năm này, nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng Úc đang nỗ lực để chống lại vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.

Ông nói rằng Úc bất lực trong những tác động trực tiếp từ các vụ cháy rừng vốn đang gây ra 1,3% lượng khí thải toàn cầu.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share