Bầu cử 2022: Lao động đưa ra hai thông điệp trái ngược về xuất khẩu cừu sống

Sheep destined for the Middle East being loaded onto a livestock vessel at a wharf in Fremantle, WA.

Sheep destined for the Middle East being loaded onto a livestock vessel at a wharf in Fremantle, WA Source: AAP

Trong vòng chưa đầy một ngày, Lao động đã đưa ra hai thông tin hoàn toàn trái ngược nhau. Lãnh đạo phe đối lập Anthony Albanese cho biết chính phủ Lao động sẽ không cấm xuất khẩu cừu sống, nhưng trước đó một phát ngôn nhân của Lao động cho biết chính phủ Albanese sẽ cấm hoạt động này.


Hôm thứ Năm, một phát ngôn nhân của đảng cho biết chính phủ Albanese sẽ cấm hoạt động buôn bán cừu sống, đồng thời nói thêm rằng hoạt động này đã suy giảm trong hai thập niên qua.

Thủ hiến Tây Úc Mark McGowan nói rằng ông không biết về bất kỳ thông báo nào đã được đưa ra.

Ông McGowan cho biết các biện pháp hiện đang được áp dụng là phù hợp, bao gồm các quy định yêu cầu tạm ngừng xuất khẩu cừu sống trong mùa hè ở Bắc bán cầu, kiểm tra thú y bổ sung và giám sát bổ sung được thực hiện trên một số tàu chở cừu.

Hầu hết số lượng động vật sống xuất khẩu của Úc được đưa sang các nước Đông Nam Á và Trung Đông.  

Giám đốc điều hành của Hội đồng các nhà xuất khẩu gia súc Úc, Mark Harvey-Sutton, nói với SBS News rằng ngành công nghiệp này đã thay đổi kể từ năm 2018. Năm đó, đã có một làn sóng phản đối kịch liệt sau khi đoạn phim quay trên một con tàu đi Trung Đông được tiết lộ cho thấy những con cừu bị sốc nhiệt và toàn thân chúng dính đầy chất thải.

"Ngành kỹ nghệ này đã có một thành tích tốtkể từ cuộc bầu cử vừa qua, đã nỗ lực rất nhiềuđể cải thiện hiệu suất, và đã đạt được hiệu suất rất tốt.”
Chưa đầy 24 giờ sau khi Lao Động tuyên bố cấm xuất khẩu cừu sống, Anthony Albanese lại nói một điều hoàn toàn ngược lại.
Ông đã được hỏi về thông báo ở Sydney:

Phóng viên: "Tại sao Lao động lại cam kết chấm dứt xuất khẩu cừu sống, và ông sẽ đưa ra mốc thời gian khi nào thì bắt đầu?"

Anthony Albanese: "Không, chúng tôi sẽ không áp dụng chính sách đó. Chính sách của chúng tôi đã thay đổi. Lượng xuất khẩu cừu sống đã giảm một nửa trong thời gian gần đây, và chúng tôi sẽ tiếp tục lệnh cấm vào mùa hè nhưng chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến của các chính quyền tiểu bang, đặc biệt là chính quyền bang Tây Úc. Chúng tôi cũng sẽ tham vấn với ngành nông nghiệp về các vấn đề xung quanh việc xuất khẩu cừu sống."

Chủ tịch của WoolProducers Australia, Ed Storey, cho biết ông vẫn chưa có cuộc tham vấn nào với Lao động.

Ông Storey đã nói chuyện với ABC sau thông báo hôm thứ Năm của Lao động.

"Chúng tôi đã có rất ít cuộc tham vấn, gần như là không có cuộc tham vấn nào với Lao động về việc thông báo chính sách này. Hai tuần trước, tại cuộc tranh luận giữa các Bộ trưởng Nông nghiệp, họ dường như không biết gì về nó nhưng họ đã dành thời gian để nói chuyện với các nhóm phúc lợi, hay các nhóm bảo vệ quyền động vật, nói đúng hơn là không muốn động vật xuất khẩu. Họ có thời gian để nói chuyện với những người đó, mà không tham vấn ngành kỹ nghệ này. Nếu Lao động định đưa ra chính sách nông nghiệp mà không tham khảo ý kiến của ngành nông nghiệp, họ sẽ không nhận được sự đón tiếp thân thiện."

Còn Tổ chức phúc lợi động vật RSPCA Australia cho biết họ muốn xuất khẩu động vật sống bị loại bỏ dần.

Giám đốc điều hành Richard Mussell cho biết:

"Chúng tôi đang tìm cách loại bỏ dần việc xuất khẩu cừu trong vài năm nữa. Ở giai đoạn này, chúng tôi sẽ rất hạnh phúc nếu điều đó diễn ra."

Tổ chức đối xử nhân đạo với Động vật (PETA) Úc cũng muốn ngừng xuất khẩu cừu và gia súc. Giám đốc Truyền thông Angela Banovic cho biết:

"Có 600.000 con cừu và gần 900.000 con bò Úc vào năm ngoái đã bị giết vì ngành công nghiệp này. Tất cả quá trình xuất khẩu động vật sống cần phải kết thúc."

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share