Bầu cử 2016: Phần lớn dân Úc phản đối tăng số lượng người tị nạn

The majority of respondents to the SBS-commissioned Essential Poll don’t believe Australia should lift its refugee intake in response to the crisis in Europe.

The majority of respondents to the SBS-commissioned Essential Poll don’t believe Australia should lift its refugee intake in response to the crisis in Europe. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Kết quả cuộc thăm dò ý kiến mới cho thấy hơn 50% người Úc tin rằng mức độ nhập cư vào Úc đã quá cao trong những năm gần đây.


Essential Poll đã khảo sát 1.020 người qua mạng trong 3 ngày từ 12 đến 15 tháng Năm.

Được SBS ủy quyền, bảng thăm dò ý kiến đã hỏi những người tham gia đánh giá mức độ đồng ý của họ với một loạt các phúc trình bao gồm cả vấn đề di trú, những đóng góp của người di dân đến Úc, vấn đề đa văn hóa cũng như sự tin tưởng của họ vào các chính đảng lớn.


Khảo sát cho thấy gần 60% số người được hỏi tin rằng di dân đến Úc trong thập kỷ qua là quá cao.

Trong số những người ngày có những người được sinh ra ở nước ngoài.

Cô Katherine Betts, nhà xã hội học tại Đại học Công nghệ Swinburne ở Melbourne, nói rằng kết quả này không bất ngờ.

"Tôi không thấy kết quả này đáng ngạc nhiên vì mức độ di dân trong mười năm qua là rất cao. Trung bình, số lượng di dân là khoảng 90 ngàn người một năm và nay con số này lên đến 230 ngàn người, gần 300 ngàn người."

Cuộc thăm dò ý kiến diễn ra sau khi Tổng trưởng Di trú Peter Dutton nói rằng kế hoạch chính sách của đảng Lao động về việc tăng gấp đôi số lượng di dân nhân đạo hàng năm là "không hiểu biết và không biết tính toán". Người tị nạn sẽ xếp hàng dài chờ đợi phúc lợi và lấy mất việc làm của người Úc.

"Không còn nghi ngờ gì nữa rằng những người này sẽ lấy đi công việc của người Úc. Và nhiều người trong số họ sẽ gia nhập hàng ngũ những người thất nghiệp."

Số lượng người tị nạn và người tị nạn theo chương trình nhân đạo của Úc ở mức khoảng 13 ngàn chỗ một năm, và chính sách của chính phủ là gia tăng con số này lên 18 ngàn trong hơn một thập kỷ nữa.

Phe đối lập liên bang muốn đưa con số đó lên 27 ngàn so với cùng kỳ, trong khi đảng Xanh tin rằng Úc nên tiếp nhận 50 ngàn người tị nạn mỗi năm.

Theo Essential Poll, đa số người được hỏi không đồng ý rằng Úc cần tăng lượng người tị nạn của mình để đáp ứng với cuộc khủng hoảng người tị nạn đang ảnh hưởng đến châu Âu.

Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu về Di trú và Dân số Úc của Đại học Adelaide được công bố trên trang mạng của Sở Di Trú cho thấy người tị nạn sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt về lâu về dài.

Nhưng Tiến sĩ Helen Feist, quyền giám đốc của trung tâm, nói rằng những nhận định của Tổng trưởng Di trú cũng có phần đúng.
"Tôi nghĩ rằng ông Dutton có điểm đúng nếu xét tình hình ngắn hạn. Người tị nạn gặp vấn đề đọc viết và tính toán, không chỉ trong tiếng Anh mà cả ngay trong ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Tất nhiên đó không phải là do lỗi của những người tị nạn mà đó là do đất nước của họ. Vì vậy, nếu chúng ta xem xét vấn đề trong thời gian ngắn, thì rõ ràng rằng người tị nạn cần hỗ trợ nhiều hơn. Họ gặp nhiều khó khăn với tiếng Anh và trình độ học vấn hơn so với những người di dân."

Gần hai phần ba số người được hỏi trong cuộc thăm dò ý kiến tin rằng nhìn chung di dân đã có những đóng góp tích cực cho xã hội Úc và 62% người tham gia khảo sát cho rằng sự đa dạng văn hóa đã làm phong phú cuộc sống của người dân Úc.

Tuy nhiên, một số nhỏ hơn, 46%, cho rằng đa văn hóa đã thất bại và gây ra sự phân chia xã hội và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo tại Úc.

Tiến sĩ Feist nói rằng bất kỳ thách thức nào về định cư ban đầu đều không có xu hướng ảnh hưởng đến mức độ đóng góp của người di dân và người tị nạn cho xã hội Úc.


"Thế nhưng nếu bạn nhìn thực tế trong thời gian dài, Úc có thể nhận được những phần thưởng từ sự hỗ trợ người di dân. Chúng tôi biết rằng số lượng các bạn trẻ đi học rất cao, với những người học đại học, họ thường có kết quả tốt hơn và trẻ em có nguồn gốc là người di dân hay tị nạn thường có kết quả tốt hơn nhiều so với chính các bạn học sinh ra ở Úc. Quý vị phải nhớ rằng những người này đã rời bỏ đất nước của họ bất chấp những hiểm nguy. Họ có máu kinh doanh bẩm sinh. Chúng tôi thấy rằng có nhiều người mở doanh nghiệp hay tham gia vào các hoạt động kinh tế khác thay vì chỉ cần đi tìm việc làm."




Share