Ủy ban Điều tra Ngân hàng: Lo sợ về bảo mật khiến nạn nhân không dám khai trình

Commonwealth Bank advertising is seen outside its main branch in Brisbane

Commonwealth Bank advertising is seen outside its main branch in Brisbane Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ủy ban Hoàng gia Điều tra về Hành Vi Sai Trái của các Ngân hàng về các Dịch vụ Tài chính và Hưu bổng bắt đầu công việc để nghe các nhân chứng đầu tiên khai báo.


Được biết các ngân hàng lớn tại Úc hiện bị chỉ trích về các trường hợp hành xữ không thích hợp hoặc cho vay mua nhà, mua xe và thẻ tín dụng không đúng chuẩn mực.

Thế nhưng một nhóm tranh đấu cho người tiêu thụ nói rằng Ủy ban hiện thiếu sót việc khai trình của hàng trăm nạn nhân.

Trong khi Ủy ban Hoàng gia Điều tra bắt đầu công việc để nghe các nhân chứng đầu tiên, thì những nhà tranh đấu cho người tiêu thụ cảnh cáo về việc, Ủy ban có thể thiếu sót trong việc nghe khai trình từ hàng trăm nạn nhân, vốn sợ hãi vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận.

Hiệp hội Hỗ trợ Khách hàng của Ngân hàng và các Dịch vụ Tài chính nói rằng, nhiều nhân chứng có thể lo sợ về việc trả thù về mặt luật pháp, đặc biệt sau những năm tháng chịu đựng về những áp lực tài chính, trước khi đạt được việc dàn xếp để được cho vay.

Chủ tịch hiệp hội là ông Denise Brailey cho biết, có nhiều nhân chứng không hoàn toàn hiểu biết về những ý nghĩa luật pháp, liên quan đến việc khai trình vấn đề.

“Nhiều người lo buồn nhưng tại sao họ không đến gặp Ủy ban Điều tra ngay bây giờ? Vì họ thực sự không hoàn toàn hiểu biết về chuyện nầy".

"Chúng ta làm những gì có thể giúp đỡ họ, thế nhưng họ không thể bỏ ra đến có thể là một đôi tháng để theo dõi”, Denis Bradley.

Một nhóm hỗ trợ nạn nhân khác cho SBS biết rằng, họ đang cố vấn cho các thành viên không vi phạm các cam kết bảo mật, bằng cách xuất hiện tại buổi điều trần, khi cảnh cáo những gì được gọi là vùng tranh tối tranh sáng của luật pháp.

Mối quan ngại diễn ra, khi một nạn nhân của vụ vay mượn tiền mua nhà của một ngân hàng, nói chuyện với SBS với điều kiện ẩn danh.

Bà cho biết, bà và người chồng được thuyết phục là lấy đi khoản vay mua nhà mà họ chỉ trả tiền lời mà thôi, để mua một bất động sản đầu tư, mà thực sự là vượt ra ngoài khả năng của họ.

Bà nầy về hưu nói rằng, bà ước muốn có thể ra điều trần trước Ủy ban Hoàng gia, thế nhưng lại lo sợ vi phạm một thỏa thuận dàn xếp riêng tư, mà bà đã ký với ngân hàng.

“Tôi sẽ có mặt ở hàng ghế đầu nếu có thể, thế nhưng tôi quá sợ hãi ngân hàng về sau nầy. Tôi tìm cách khuyến khích những người khác hãy tiếp tục chiến đấu, tiếp tục gặp gỡ giới truyền thông. Thế nhưng một số người lại sự quá bởi vì họ nghĩ rằng sau đó ngân hàng sẽ không bao giờ thỏa thuận chi với họ trong các nghiệp vụ sau nầy”.

Bà nầy cáo buộc rằng, ngân hàng đầu tiên đã tìm đến bà về kế hoạch đầu tư qua một môi giới.

Bà cho biết món nợ vay được chấp thuận, dựa trên mức lợi tức đã được thổi phồng lên và xử dụng địa chỉ hiện tại của bà, để bảo đảm cho món nợ vay.

Khi việc trả lại món nợ vay quá lớn, hai vợ chồng buộc phải bán đi bất động sản đầu tư và chịu lỗ khá nhiều.

Điều kiện về thỏa thuận bảo mật có nghĩa là, họ không thể nêu tên ngân hàng, cũng như số tiền họ đã nhận.

“Không gì có thể bù đắp được 4 năm ám ảnh và đau khổ cùng bệnh hoạn mà chúng tôi đã trải qua. Năm rồi, nó đến một mức độ mà chúng tôi hầu như đi đến chỗ tan rả hôn nhân, tôi gần như mất cuộc sống của mình. Toàn bộ tiến trình hầu như hoàn toàn phá hủy cuộc đời chúng tôi”.
"Họ nên hoàn thành vào tháng 3 năm tới, tuy nhiên sẽ làm tôi ngạc nhiên nếu việc nầy được gia hạn”, John William.
Các quan ngại vẫn dai dẳng, bất chấp sự trấn an từ Ủy viên Kenneth Hayne, vị thẩm phán hướng dẫn cuộc điều tra cho rằng, có những sự bảo vệ thích hợp cho các nhân chứng.

Đó là sự thay đổi từ thẩm phán Hayne, mà hồi tháng 2 đã cho mọi người biết rằng, không nên cung cấp tin tức vốn vi phạm các điều khoản bảo mật.

Những lời bình luận đó, khiến cho Thượng nghị sĩ đảng Quốc gia là ông John Williams, một người ủng hộ mạnh mẽ của Liên đảng đối với Ủy ban Hoàng gia, khi đề nghị việc can thiệp vào phút cuối.

“Nếu chúng tôi tìm thấy người nào lên tiếng và rồi bị kiện vì cung cấp các tin tức có giá trị cho Ủy ban Hoàng gia do các thỏa thuận họ đã ký kết trước đây, thì Quốc hội có thể làm luật về chuyện nầy".

"Nếu quí vị cho tin cho Ủy ban Hoàng gia, quí vị không thể bị kiện được và việc nầy có hiệu lực hồi tố như trở lại vào ngày 1 tháng giêng năm nay".

"Vì vậy luôn luôn có các hành động mà Quốc hội có thể bảo vệ cho bất cứ nhân chứng nào lên tiếng”, John William.

Thế nhưng một nạn nhân nói chuyện với đài SBS rằng, luật lệ không đầy đủ để bà xuất hiện trước cuộc điều trần.

“Tôi lẽ ra phải thấy rõ một số việc bằng giấy trắng mực đen và lẽ ra tôi thấy được luật lệ quảng cáo thông qua trước khi tôi có can đảm nói ra, bởi vì tôi không biết tin vài ai nữa. Lòng tin của chúng tôi vào hệ thống và bất cứ việc gì các ngân hàng nó đều sụp đổ”.

Được biết, phúc trình chung cuộc sẽ được đệ trình trong vòng chưa đến 12 tháng, thế nhưng Thượng nghị sĩ Williams cho biết, ông không chắc liệu có đủ thời giờ, để Ủy ban thu thập các tin tức thích hợp hay không.

“Nếu quí vị có 5 ngàn người bị một cơ quan tài chính đối xử  tệ hại, Ủy ban không thể nói chuyện với 5 ngàn người và nghe 5 ngàn câu chuyện".

"Họ sẽ có một hình ảnh rõ ràng, khi nói chuyện với khoảng nửa chục người mà thôi và chúng tôi biết họ sẵn sàng hiện nay".

"Những bằng chứng mới sẽ được nêu lên, nhưng Ủy ban có thể đi theo một con đường khác để thấy được một tình trạng khác biệt, hay những khó khăn trong một khu vực nào khác, có thể mất nhiều thời gian".

"Họ nên hoàn thành vào tháng 3 năm tới, tuy nhiên sẽ làm tôi ngạc nhiên nếu việc nầy được gia hạn”, John William.

Buổi điều trần trong tháng 3, sẽ chú trọng đến các khoản cho khách hàng vay, trước khi chuyển sang các kế hoạch tài chính và quản lý phúc lợi vào tháng 4.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share