Sau lệnh cấm, Úc tiếp tục xuất cảng cừu đến Trung Đông

Fifty seven thousand sheep will be sent on the first shipment

Fifty seven thousand sheep will be sent on the first shipment Source: SBS

Ngành kỹ nghệ xuất cảng gia súc sống đã bị kiểm tra nghiêm ngặt kể từ sau khi những cảnh quay cho thấy mục súc của Úc bị nhồi nhét và chết dần chết mòn bị công bố vào năm ngoái. 57.000 con cừu sẽ lên một chiếc tàu, thuộc sở hữu của nhà nhập khẩu Kuwaiti KLTT, trải qua hành trình dài ba tuần để đi đến Kuwait và các tiểu vương quốc Ả Rập.


Sau một mùa hè kéo dài ở Bắc bán cầu, những con cừu Tây Úc một lần nữa được xuất cảng sang Trung Đông.

57.000 con cừu sẽ lên một chiếc tàu, thuộc sở hữu của nhà nhập khẩu Kuwaiti KLTT, trải qua hành trình dài ba tuần để đi đến Kuwait và các tiểu vương quốc Ả Rập..

Trước đó vào năm ngoài, nhiều cảnh quay bị lan truyền cho thấy những con cừu bị nhồi nhét quá đông và bị sốc nhiệt. Một số nguồn tin tiết lộ gần 2.500 con cừu đã chết trên tàu trong quá trình vận chuyển.

Công ty xuất cảng này hiện đang phải đối mặt với cáo buộc tàn ác với động vật, và toàn bộ ngành kỹ nghệ nói rằng họ đã thực hiện các thay đổi để bảo đảm điều này không xảy ra lần nữa.

Holly Ludeman là một bác sĩ thú y làm việc trong ngành xuất cảng mục súc sống.

“Một trong những khuyến nghị chính từ phúc trình có tên gọi McCarthy là thay đổi cách đo lường sự thành công của một chuyến tàu vận chuyển mục súc, từ việc nhìn hoàn toàn vào số liệu tử vong sang sức khỏe và điều kiện vận chuyển động vật.

Đó cũng là một thay đổi quan trọng về mặt văn hóa trong ngành kỹ nghệ này, để minh bạch về điều kiện vận chuyển trên tàu, cũng như tất cả các bộ phận của chuỗi cung ứng."

Cô cũng nói rằng thời gian của các lô hàng đã được thay đổi, tránh những tháng mùa hè là thời gian rủi ro cao nhất.

Các tổ chức đại diện cho ngành kỹ nghệ xuất cảng mục súc cho biết Úc đã mất một phần thị trường trong khi lệnh cấm xuất cảng vào mùa hè ở Bắc bán cầu diễn ra.

Mark Harvey-Sutton là Giám đốc điều hành của Hội đồng xuất khẩu chăn nuôi Úc.

“Đừng quên rằng ngành kỹ nghệ này đưa ra lệnh cấm ngay từ đầu. Chúng tôi muốn vận chuyển sớm hơn một chút, chúng tôi đã có một kế hoạch rất khoa học và hợp lý, để bắt đầu giao hàng vào đầu tháng 9.

Bây giờ chúng tôi có thể kinh doanh trở lại, chúng tôi rất vui mừng. Các thương vụ này có một tương lai bền vững lâu dài và điều này được chứng minh bằng chuyến tàu khởi hành vào Chủ nhật này."

Chính phủ liên bang đã ủy thác một số tổ chức thực hiện các đánh giá và báo cáo về ngành xuất cảng mục súc sống trong 12 tháng qua, nhằm giảm nguy cơ động vật bị sốc nhiệt trong quá trình vận chuyển trên tàu.

Tuy nhiên các nhóm bảo vệ quyền động vật nói rằng các biện pháp mới chưa đủ mạnh mẽ.
Việc xuất cảng mục súc sống thực sự khác biệt với các chuỗi cung ứng khác trong nước mà chúng tôi đang có. Bởi vì một số loại mục súc không phù hợp với thị trường trong nước, nhưng lại vô cùng hoàn hảo để xuất khẩu ra nước ngoài.
Jed Goodfellow đến từ RSPCA, một tổ chức ngăn chặn việc giết hại động vật một cách độc ác.

"Tổ chức RSPCA dựa trên các bằng chứng khoa học, để kết luận rằng việc buôn bán cừu sống đến Trung Đông không thể vừa tuân thủ theo các tiêu chuẩn đạo đức được chấp thuận, mà vẫn mang lại lợi nhuận cho ngành kỹ nghệ này.

Đây là mô hình kinh doanh trên sự đau khổ của mục súc. Khi chúng ta nhìn thấy cách mà những thương lái đối xử với động vật trong ngành kỹ nghệ này, thì việc chính phủ cho phép tiếp tục xuất cảng mục súc sẽ không còn khả thi.

Úc phải chấp nhận thực tế đó, đồng thời hỗ trợ các nhà sản xuất chuyển đổi mô hình, khỏi việc phụ thuộc vào xuất cảng cừu sống."

Nông dân ở Tây Úc cung cấp khoảng 80% tổng lượng cừu sống của Úc xuất cảng đi nước ngoài.

Bà Bindi Murray là một nông dân chăn cừu thế hệ thứ hai ở Woodanilling, vùng ngoại ô Great South của Tây Úc.

“Việc xuất cảng mục súc sống thực sự khác biệt với các chuỗi cung ứng khác trong nước mà chúng tôi đang có. Điều này thực sự quan trọng đối với chúng tôi, để người nông dân có thể đáp ứng nguồn cung theo từng mùa.

Bởi vì một số loại mục súc không phù hợp với thị trường trong nước, nhưng lại vô cùng hoàn hảo để xuất khẩu ra nước ngoài.”

Người ta ước tính rằng kỹ nghệ xuất cảng mục súc sống cung cấp việc làm toàn thời gian cho hơn một nghìn công nhân trên khắp nước Úc.

Bà Murray nói rằng những người nông dân như bà coi trọng phúc lợi cho động vật một cách nghiêm túc.

“Hãy nhìn đàn mục súc này. Chúng có thể bẩn, chúng có thể hơi hôi, nhưng đây không phải là sự tàn ác với động vật mà mọi người vẫn tưởng. Một số người có hành vi xấu và tất cả chúng ta đều hiểu rằng cần phải tiếp tục cải thiện môi trường sống cho mục súc. Chúng tôi thực sự đang tạo ra sự khác biệt và việc xuất cảng rất tốt."


Share