Anh và Úc ký hiệp ước tự do mậu dịch càng sớm càng tốt

Bishop, Hunt and Williamson

Bishop, Hunt and Williamson Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Anh và Úc tổ chức cuộc hội đàm thường niên tại Edinburgh liên quan đến quốc phòng, chính sách ngoại giao và mối liên lạc về kinh tế.


Thế nhưng về chuyện mậu dịch đã được nêu lên nhiều nhất qua việc xác nhận là hai nước hiện tìm cách chung kết thỏa ước tự do mậu dịch càng sớm càng tốt khi các điều kiện cho phép.

Các viên chức Anh và Úc đã gặp gỡ nhau trong cuộc tham vấn song phương hàng năm lần thứ 10 của hàng Bộ trưởng, tại thủ phủ của Scottland là Edinburgh.

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop xác nhận rằng, hai nước hiện tìm cách ký kết một hiệp ước tự do mậu dịch càng sớm càng tốt.

Bà cho biết nước Úc là một đối tác có nhiều giá trị cho Anh quốc.

“Anh quốc sẽ tìm thấy sau khi ra khỏi Âu châu, nước Úc sẽ là một trong những đối tác thực tế, nguyên tắc và được tín nhiệm nhất".

"Chúng tôi trông đợi sẽ tiếp tục cộng tác chặt chẽ cùng quí vị, như chúng tôi đã làm trong quá khứ thế nhưng chắc chắn là với mức độ cộng tác mới mà chúng ta đã thảo ra hôm nay".

"Những ngày tốt đẹp nhất trong tình hữu nghị Anh-Úc đang ở trước mặt chúng ta”, Julie Bishop.

Tổ chức cuộc họp lần đầu tiên sau khi được bổ nhiệm vào chức vụ Ngoại trưởng Anh, ông Jeremy Hunt mô tả cuộc thảo luận là hữu ích.

Ông cho biết cuộc hội đàm cũng liên quan đến tình trạng không có hiệp ước, trong đó Anh quốc có thể ra khỏi Liên Âu mà không có một thỏa thuận nào cả.

“Ưu tiên của chúng tôi là chắc chắn rằng, dù cho bất cứ chuyện gì xảy ra vào năm tới, mậu dịch giữa Úc và Vương quốc Anh sẽ thuận lợi và tiếp tục phát triển".

"Chúng tôi là nhà đầu tư đứng hàng thứ hai tại Úc và cúng là nơi đầu tư quốc tế quan trọng nhất của Úc".

"Chúng tôi cũng thảo luận về kế hoạch toàn diện để chắc chắn mậu dịch sẽ diễn ra êm thắm, điều chúng tôi mong muốn là phát triển mậu dịch gữa Vương quốc Anh và nước Úc”, Jeremy Hunt.

Anh quốc mong muốn bảo đảm một thỏa ước tự do mậu dịch với các đối tác mới, sau khi ra khỏi EU vào tháng 3 năm 2019.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để cộng tác nhau trong vùng Ấn độ Thái bình Dương, nhằm cải thiện khả năng hoạt động quốc tế và gia tăng khả năng của chúng ta”, Marise Payne.
Cuộc họp diễn ra khi trưởng thương thuyết gia của EU là ông Michael Barnier nên lên câu hỏi về tính chất hữu hiệu của các dàn xếp về quan thuế, được Thủ tướng Anh, bà Therese May đề nghị.

Thế nhưng Bộ trưởng quốc phòng Anh là ông Gavin Williamson cho biết, công việc vẫn như thường lệ.

“Những gì mà chính phủ cam kết nghiêm trọng nhất, là thực sự mang lại ý muốn của người dân Anh, vốn được thực hiện qua cuộc trưng cầu dân ý, đó là những gì chính phủ sẽ mang lại khi chúng tôi ra khỏi Liên Âu”.

Mậu dịch không chỉ là một chủ đề được bàn đến trong nghị trình thảo luận.

Cả hai nước hậu thuẩn những lời bình luận của Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump, yêu cầu đồng minh NATO gia tăng phần chi tiêu về quốc phòng.

Cả hai cũng nhấn mạnh đến nhu cầu hợp tác chặt chẽ hơn, trong một thế giới bất ổn và ngày càng khó tiên đoán hơn.

Tổng trưởng Quốc phòng Úc, bà Marise Payne nói rằng nay là đúng lúc để hai nước tăng cường mối quan hệ.

“Cả Úc lẫn Vương quốc Anh cam kết tuyệt đối trong việc gìn giữ trật tự quốc tế toàn cầu dựa trên các qui luật".

"Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để cộng tác nhau trong vùng Ấn độ Thái bình Dương, nhằm cải thiện khả năng hoạt động quốc tế và gia tăng khả năng của chúng ta”, Marise Payne.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share