Lo âu thường xuyên, chứng bệnh tâm thần nặng nhất tại Úc

Ambika Sivan

Ambika Sivan Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hai phần ba người Úc tin rằng trầm cảm là vấn đề sức khoẻ tâm thần phổ biến nhất. Tuy nhiên, lo âu thường xuyên thực sự cao gấp hai lần, với ước tính khoảng hai triệu người Úc bị bệnh này.


Một cuộc khảo sát về nhận thức sức khoẻ tâm thần cho thấy hai phần ba người Úc tin rằng trầm cảm là vấn đề sức khoẻ tâm thần phổ biến nhất. Tuy nhiên, con số những người mắc chứng lo âu thường xuyên thực sự cao gấp hai lần, với ước tính khoảng hai triệu người Úc bị bệnh này.Tổ chức chăm sóc sức khoẻ tâm thần "Beyond Blue" đã khảo sát 14.000 người và loan báo kết quả trongTuần lễ Sức khoẻ Tâm thần toàn quốc (8-14 tháng Mười).

Lo lắng thái quá sau khi sinh con

Đối với Ambika Sivan, đang cư ngụ ở ngoại ô thành phố Melbourne việc gieo trồng hạt giống và nhìn chúng phát triển, cuối cùng đã trở thành phương cách chữa bệnh hữu hiệu nhất cho cô.

Người phụ nữ rất thích vườn tược này cùng chồng và mẹ chuyển đến Úc từ Ấn Độ 8 năm trước.

Nhưng cách đây bốn năm rưỡi, khoảng thời gian con trai cô ra đời, áp lực cố gắng trở thành một người mẹ tốt mà không có ai giúp đỡ, bắt đầu khiến cô đổ bệnh.

 Cô đã trải qua thời kỳ trầm cảm sau khi sinh, rất nhiều sự việc không hay xảy ra ở nhà.
“… Và các triệu chứng là, nhịp tim của tôi tăng lên và tôi cảm thấy trái tim mình đang đập thình thịch, thở dốc và đổ mồ hôi, mất kiểm soát bản thân, tôi rất lo lắng."
Tuần lễ Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia bắt đầu ở Úc, một nhóm phi lợi nhuận đang tập trung vào chứng lo lắng trong một chiến dịch nâng cao nhận thức mới của cộng đồng.

Giám đốc điều hành Beyond Blue, Georgie Harman nói rằng chứng lo lắng đang lan rộng trong xã hội.

Lo lắng khác với trầm cảm và nguy cơ nặng hơn

Lo lắng quá độ là tình trạng bệnh tâm thần phổ biến nhất ở Úc, ảnh hưởng đến người Úc gấp hai lần chứng trầm cảm, vì vậy trong chúng ta cứ trong bốn người thì có một người mắc chứng lo âu trong một khoảng thời gian nào đó.

Lo lắng mãn tính chứng bệnh nặng hơn trầm cảm hàng ngày và làm cho những người mắc bệnh hoảng sợ.

 Nhà tâm lý học lâm sàng tiến sĩ Luke Martin nói rằng bệnh này cũng khá khác với trầm cảm.
Trầm cảm là một chứng làm người ta sụt năng lượng, tâm trạng chán nản, muốn tách ra khỏi những người khác, làm cho bạn ngừng hưởng thụ vui chơi các hoạt động mà mình thường thích.

Trong khi lo lắng thực sự sẽ có những mối đe dọa và nguy hiểm trong tương lai, người lo lắng sợ rằng mọi thứ sẽ " trật đường rầy" và làm cho bạn cảm thấy rất hoảng sợ, căng thẳng tim đập mạnh, thở hổn hển và nó thực sự làm bạn muốn tránh những tình huống mà làm cho mình lo sợ.

Qua khảo sát 14.000 người, Beyond Blue phát giác ra rằng có đến một phần ba bệnh nhân mất một năm để nhận ra họ đã có bệnh và tìm kiếm sự giúp đỡ.

Ngay bác sĩ gia đình cũng không nhận ra

Ambika Sivan tin rằng một số bác sĩ đa khoa cũng cần phải hiểu rõ hơn về tình trạng này, từ đó họ không bỏ qua các triệu chứng của bệnh nhân.

Theo kinh nghiệm của riêng cô, phải thay đổi bác sĩ gia đình một vài lần, trước khi có thể đến một GP đúng để cho bác sĩ đa khoa của cô hiểu những gì đang phải chịu.

Họ đánh giá không chính xác thế nào là lo lắng, thế nào là trầm cảm.

Họ nghĩ rằng nếu người đó đủ mạnh mẽ thì bệnh sẽ lướt qua, nhưng đâu phải vậy.

Bất chấp những lo ngại này, Tiến sĩ Luke Martin nói những người nghi ngờ họ có thể mắc bệnh lo lắng vẫn nên đến gặp bác sĩ gia đình, là bước đầu để điều trị.

Có ba lựa chọn điều trị chính.

Trị liệu bằng cách trò chuyện tức gặp một nhà tâm lý học, nói chuyện về các vấn đề của bạn, học một số kỹ năng mới để đối phó và kềm lại được các triệu chứng của bệnh.

 Bạn có thể thay đổi lối sống, do đó, một số trong những điều rất căn bản là giấc ngủ, tập thể dục và vấn đề dinh dưỡng tạo ra sự khác biệt lớn, và thứ ba là dùng thuốc men, điều này thực sự tùy thuộc vào cá nhân.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, thuốc cũng có thể hữu hiệu.

Tiến sĩ Martin nói rằng di dân có một tỷ lệ bệnh bệnh tâm thần cao.

Đối với các cộng đồng di dân hoặc người tị nạn, trong quá khứ họ thực sự trải qua những cuộc khủng hoảng kinh hoàng.

 Và họ lo lắng trong bối cảnh đó có thể rất thích hợp.

 Nhưng nếu mức độ lo lắng sau đó đang cản trở khả năng giải quyết vấn đề, và kết nối trong cộng đồng của họ, và họ cảm thấy cô đơn hơn, mà nếu nhận được sự giúp đỡ cho bệnh lo lắng đó thì không có gì phải xấu hổ.

Mà thực sự có thể  giúp ích cho quá trình chuyển đổi sang môi trường sống mới.

Từ người bệnh thành người cố vấn cho bệnh nhân

Cô Ambika Shivan cảm thấy mang ơn Beyond Blue và các cơ quan khác, cũng như gia đình, các cố vấn. Với quyết tâm của chính mình, Ambika Shivan nói rằng cô ấy đã cảm thấy hoàn toàn khỏi bệnh trong khoảng 18 tháng.

Giờ đây cô đã trở thành một người cố vấn, hỗ trợ và cố vấn theo một chương trình thí điểm được tung ra ở khu vực Đông Nam Melbourne của Dandenong, nơi có gần một phần ba số người tị nạn của Victoria sinh sống.

Lắng nghe bệnh nhân mang lại nhiều kết quả, mặc dù xã hội vẫn còn nhiều úy kỵ đối với các vấn đề sức khoẻ tâm thần.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


 

 

 

 


Share