Vì sao Huawei khiến nhiều người lo lắng như vậy?

Việc bắt giữ bà Meng Wanzhou, một quản lý cấp cao của Huawei đồng thời cũng là con gái nhà sáng lập, đã lập tức khiến các thị trường tài chính tuột dốc. Huawei là ai mà có sức ảnh hưởng như vậy?

What is Huawei - and why are people worried?

What is Huawei - and why are people worried? Source: AAP

Huawei là nhà cung cấp thiết bị cho mạng lưới viễn thông lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai thế giới, với doanh thu năm ngoái khoảng $127,5 tỷ Mỹ kim.

Không như những công ty công nghệ khác của Trung Quốc, Huawei hoạt động kinh doanh hầu hết ở nước ngoài và là công ty hàng đầu trong thị trường các quốc gia châu Âu, châu Á và châu Phi.

Công ty này được thành lập vào năm 1987 do cựu quân nhân Ren Zhenfei. Hiện công ty vẫn do tư nhân nắm quyền và tự cho mình là công ty sở hữu tư nhân, mặc dù cơ cấu sở hữu vẫn chưa rõ.

Trụ sở chính được đặt ở phía nam Thâm Quyến và có khoảng 180.000 nhân viên.

Vì sao Huawei thành công như vậy?

Huawei là công ty tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị viễn thông tại thời điểm Trung Quốc đang phải chi rất nhiều tiền để nâng cấp mạng lưới viễn thông, và phải nhập rất nhiều thiết bị.

Huawei vươn ra thị trường thế giới vào những năm 1990 và phát triển nhanh chóng sau khi loại bỏ các đối thủ với lợi thế cạnh tranh về giá.

Những đối thủ cạnh tranh cho rằng Huawei là một nhà cung cấp đã dùng chiến lược bán giá rẻ để loại đối thủ vì các sản phẩm của họ là sản phẩm bắt chước, những công ty như Cisco Systems và Motorola thậm chí đã kiện Huawei vì tội ăn cắp bí mật thương mại.

Nhưng Huawei đã chi rất nhiều tiền vào nghiên cứu và phát triển và hiện được xem là công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực viễn thông và điện thoại di động.

Ngược lại, đối thủ lớn nhất của Huawei ở thị trường châu Âu là Nokia và Ericsson, thì phải vật lộn khó khăn về mặt tài chính trong những năm gần đây khi Huawei tiếp tục bành trước sang các lĩnh vực mới như phát triển vi mạch, trí thông minh nhân tạo và điện toán đám mây.

Tại sao một số chính phủ cấm thiết bị Huawei?

Các cơ quan tình báo Mỹ đã cáo buộc Huawei có liên quan đến chính phủ Trung Quốc và thiết bị của họ có thể chứa kẽ hở để tình báo Trung Quốc xâm nhập. Dù không có chứng cứ nào được công bố và công ty cũng nhiều lần bác bỏ các cáo buộc này.

Nhưng sự nghi ngờ thì vẫn tồn tại. Các quan ngại hiện đang tập trung vào việc triển khai công nghệ 5G và cũng là một lĩnh vực mới của Huawei.

Luật mới ở Trung Quốc yêu cầu các công ty trong nước phải hỗ trợ chính phủ khi cần, và luật này khiến càng dấy lên nhiều quan ngại về bảo mật.

Chính phủ Mỹ đã thực hiện hàng loạt biện pháp để ngăn chặn công ty này xâm nhập vào thị trường Mỹ, trong đó có cả biện pháp cấm chính phủ mua thiết bị Huawei và từ chối sự giúp đỡ về mặt chính phủ đối với các công ty nào đang sử dụng thiết bị của Huawei.

Những công ty viễn thông của Mỹ như Verizon Communications và AT&T đã đạt được thỏa thuận phân phối điện thoại Huawei hồi đầu năm.

Úc đã có hành động gì chống lại Huawei chưa?

Hầu hết các quốc gia, thậm chí đồng minh thân cận Mỹ như Canada, Anh quốc và Đức, chưa có hành động nào chống lại Huawei, họ cho rằng họ có đủ quy trình kiểm tra tính bảo mật của thiết bị.

Nhưng hồi tháng Tám năm nay, nước Úc đã cấm Huawei xây dựng mạng lưới 5G.

Huawei đã công khai chỉ trích nước Úc, rằng họ không bao giờ trao dữ liệu người dùng Úc cho các cơ quan tình báo Trung Quốc, nhưng chính phủ Úc cho rằng không có sự kết hợp của an ninh công nghệ lại có thể kiểm soát được những rủi ro.

Các quan chức Mỹ cáo buộc Huawei đang tìm cách sử dụng các ngân hàng để chuyển tiền ra khỏi Iran. Huawei và những luật sư của họ thì cho rằng công ty tuân thủ nghiêm ngặt các luật lệ, quy định và lệnh trừng phạt của Mỹ và các đối tác khác.

Trung Quốc đã lên tiếng gay gắt về việc giam giữ bà Meng và yêu cầu phải thả bà ngay lập tức, nước này cũng đe dọa sẽ có những hành động ‘gây hậu quả’ cho Canada.

Vài năm trước, hãng tin Reuters đã cho đăng bài điều tra về bà Meng và những mối quan hệ của Huawei với một công ty gọi là Skycom, công ty này đã bán thiết bị máy tính Hewlett-Packard cho một công ty lắp ráp điện thoại ở Iran, một sự vi phạm lệnh trừng phạt.

Liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung?

Cuộc điều tra này đã có từ lâu trước khi cuộc chiến thương mại diễn ra.

Nhưng ngay tại thời điểm bắt giữ bà Meng, cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập đang diễn ra và cả hai vừa đạt được thỏa thuận tạm ngừng cuộc chiến.

Ngay lập tức, thị trường tài chính thế giới tuột dốc cùng với những tin tức ngập tràn các trang báo về việc bắt giữ. Mọi người đều lo sợ rằng điều này sẽ phá hủy thỏa ước ngừng chiến. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng cho thấy đây là hành động cố tình của phía Mỹ, thay vì vậy đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Điều gì có thể xảy ra cho Huawei tại thời điểm này?

Có thể Mỹ sẽ có lệnh cấm mua các thiết bị của Huawei và điều này sẽ gây thiệt hại lớn. Nếu trường hợp này xảy ra, các quốc gia châu Âu đồng minh cũng sẽ quay lưng với công ty này và sẽ có tác động về mặt lâu dài trong sự tăng trưởng và sức ảnh hưởng của Huawei.

Tuy vậy, vị trí của Huawei vẫn là một tập đoàn công nghệ hùng mạnh của Trung Quốc, và thời điểm khi mà quốc gia này đang chạy đua với Mỹ để bắt kịp ở một số lĩnh vực như phát triển vi mạch, thì điều đó có nghĩa là nó sẽ vẫn duy trì sức mạnh trong nhiều năm tới.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 12 December 2018 7:06pm
Updated 21 May 2019 2:26pm
Source: AAP

Share this with family and friends