Vì sao các vụ cháy rừng năm nay tại Úc lại khủng khiếp hơn những năm trước?

Giới chức Úc đã gọi thảm họa cháy rừng năm nay là “chưa từng có”. Nguyên nhân là do hạn hán, biến đổi khí hậu, hay còn lý do nào khác?

bushfire-related scams

Firefighters urge more resources and climate action to deal with unprecedented bushfire threat. Source: AAP

Sở Cứu hỏa Nông thôn NSW (RFS) hồi tháng 12/2019 nói rằng quy mô của những vụ cháy rừng năm nay tại tiểu bang là . Gần 6 triệu ha đất đã bị phá hủy, trong khi mùa cháy rừng chỉ mới bắt đầu.

“Để dễ hình dung, trong những năm trước, tổng diện tích bị đốt cháy cho cả mùa cháy rừng là khoảng 280,000 ha,” phát ngôn nhân RFS Angela Burford nói với .

Các đám cháy năm nay xảy ra tại nhiều khu vực nơi người dân sinh sống, và được tăng cường bởi một lượng lớn “nhiên liệu khô” sau trận hạn hán kỷ lục. Độ ẩm đất thấp và lượng mưa thấp cũng góp phần khiến cho tình hình tồi tệ hơn.

Ông David Bowman, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cháy rừng thuộc Đại học Tasmania, nói rằng tính chất nổi bật nhất của mùa cháy rừng năm nay là quy mô tầm cỡ lục địa.
Phạm vi địa lý, và thực tế là các vụ cháy rừng xảy ra cùng lúc, là điều chưa từng có.
“Đã có những đám cháy tại phía nam Queensland, lan sang NSW, đến Gippsland, đến Adelaide Hills, gần Perth và ở bờ đông Tasmania.”

Ông nói rằng một trong những vấn đề mà truyền thông ít chú ý là của các vụ cháy rừng kéo dài.
Quý vị không thể điều hành một nền kinh tế khi mà một phần ba đến một nửa dân số bị ảnh hưởng bởi khói, và truyền thông hoàn toàn tập trung vào những đám cháy.
“Tôi không hiểu vì sao một số người có thể nói rằng các vụ cháy rừng vẫn luôn như thế này trước đây. Điều này thật đáng lo ngại vì nó cản trở sự thích nghi. Để đối phó với những đám cháy này, bước đầu tiên là thừa nhận quy mô của vấn đề.”

Ông Ross Bradstock đến từ Trung tâm Quản lý Rủi ro Môi trường do Cháy rừng thuộc Đại học Wollongong, lấy ví dụ đám cháy ở Gospers Mountain, vốn xảy ra hồi cuối tháng 10/2019 do sét đánh ở phía tây bắc Sydney, giờ đây đã đốt cháy 500,000 ha và kết hợp với các đám cháy khác ở Central Coast, NSW tạo thành một đám cháy lớn (mega-blaze).

Ông Bradstock nói rằng nó lớn hơn bất kỳ đám cháy nào ở California hay Địa Trung Hải, vốn chỉ đốt cháy khoảng 100,000 ha.

“Chúng tôi không thể tìm thấy bằng chứng nào về các vụ cháy rừng với quy mô đó ở bất cứ đâu,” ông nói. “Bạn không thể tìm thấy đám cháy lớn như vậy ở những nơi khác trên thế giới, bởi vì chúng không có sự khô hạn khắc nghiệt và khó lường của thời tiết như ở đây.”

Sau hai tháng, ông Bradstock nói đám cháy ở Gospers Mountain là một con quái vật “to lớn không tưởng tượng nổi” và gần như không thể khống chế trừ khi có mưa lớn.

Biến đổi khí hậu đóng vai trò gì trong các vụ cháy rừng?

Khí thải nhà kính không gây cháy rừng, nhưng chúng đóng một vai trò đã được chứng minh trong việc gia tăng nhiệt độ và các điều kiện khô hạn ảnh hưởng đến miền đông nước Úc.

Các nhà khoa học trích dẫn sự thiếu độ ẩm trong tự nhiên là lý do chính khiến các đám cháy trở nên nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu tại Úc và quốc tế đều kết luận cuộc khủng hoảng khí hậu khiến cho mùa cháy rừng kéo dài hơn.

Trong quá khứ, mùa cháy rừng thường bắt đầu vào mùa xuân tại NSW trước khi di chuyển về phía nam đến Victoria, Nam Úc và Tasmania vào đầu năm mới.

Thế nhưng trong năm nay, các vụ cháy rừng tại Úc diễn ra đồng loạt trên cả nước, và có sự chồng chéo về thời gian với mùa cháy rừng ở California, khiến việc chia sẻ nguồn lực cứu hỏa trở nên khó khăn hơn.

Việc đốt cỏ có giúp ngăn chặn cháy rừng?

Firefighters work on a controlled burn just South of Taree.
Firefighters work on a controlled burn just South of Taree. Source: AAP
Thuật ngữ “prescribed burning”, hay còn gọi là “controlled burning” và “planned burning”, ám chỉ việc đốt lửa có chủ ý trước mùa khô, nhằm dẹp bớt các bụi cỏ, cành lá … vốn là nhiên liệu cho các đám cháy lớn.

Quá trình này làm sạch tầng thấp nhất của khu rừng – tức cỏ và cây bụi – trong khi hầu như không gây ảnh hưởng đến cây cối. Những đám cháy được kiểm soát này cũng di chuyển rất chậm, giúp các loài động vật có thời gian chạy trốn.

“Chúng tôi có những câu chuyện và tài liệu nghiên cứu nói rằng khi những người Châu Âu đầu tiên đến khu vực này, họ thấy những đám khói trên khắp cả nước,” ông Trent Nelson, Chủ tịch Tập đoàn Thổ dân Bộ tộc Dja Dja Wurrung nói với tờ .
Các chủ nhân truyền thống của nước Úc đốt cỏ hầu như mỗi ngày. Lửa là một phần của thiên nhiên nơi đây.
Sau vụ cháy rừng Black Saturday năm 2009, Uỷ ban Hoàng gia khuyến nghị chính phủ Victoria , tương đương khoảng 385,000 ha.

Tuy nhiên, theo , trong những năm sau đó, chính phủ tiểu bang đã chuyển qua các biện pháp “giảm thiểu rủi ro”, và cắt cỏ thay vì đốt ở một số khu vực đông dân cư.

Báo này dẫn số liệu cho rằng trong ba mùa cháy rừng vừa qua, diện tích đất được thực hiện “prescribed burning” đã giảm từ 185,000 xuống còn 65,000.

Hậu quả là trong mùa cháy rừng năm ngoái, lượng “nhiêu liệu khô” cho các đám cháy đã tăng từ 63% lên 66%, và tại khu vực đông dân như East Central District, tỷ lệ này là 80% - tương đương với năm xảy ra thảm hoạ Black Saturday.

Trong khi đó, khoảng ba phần tư các hoạt động đốt cỏ có kiểm soát ở NSW được thực hiện bởi National Parks and Wildlife Service. Trong năm 2018-19, tổ chức này đã đốt khoảng 139,500 ha.

Chính phủ hai tiểu bang này nói rằng họ gặp khó khăn trong việc đốt cỏ do hạn hán kéo dài khiến các đám cháy khó thể kiểm soát.

9 nguyên nhân phổ biến gây cháy rừng

Theo đài , giới hữu trách liệt kê 9 nguyên nhân phổ biến gây cháy rừng tại Úc:

  • Hút thuốc: Vừa qua cảnh sát đã thẩm vấn hai thiếu niên địa phương về , mà nguyên nhân được cho là do tàn thuốc.
  • Đốt rác: Hai người đàn ông đã và “đốt cháy tài sản của một người khác”, sau vụ cháy ở Carwoola, NSW phá hủy 8 ngôi nhà, nhiều xe cộ và gia súc trong năm 2017.
  • Đốt nhà: Phóng hỏa là nguyên nhân đằng sau nhiều vụ cháy rừng tại Úc và trên thế giới. Cảnh sát hiện đang nghi ngờ .
  • Xe lửa: Lỗi phanh của xe lửa có thể gây xẹt lửa, đốt chảy thảm thực vật khô dọc theo đường ray.
  • Lửa trại: Than hồng từ lửa trại không được dập tắt đúng cách có thể là một hiểm họa.
  • Thiết bị cơ khí: Việc sử dụng máy cưa, máy mài góc, máy cắt cỏ, thiết bị hàn… ngoài trời trái phép có thể gây cháy rừng vì các tia lửa mà chúng tạo ra.
  • Trẻ em: Một số đứa trẻ thường đốt lửa vì tò mò chứ không phải ác ý.
  • Sấm sét: Đây là nguyên nhân gây cháy rừng phổ biến nhất tại các khu vực xa xôi. “Trong các vụ cháy gần đây ở phía bắc NSW và Queensland, có tin rằng có một dải sét lớn đi qua khu vực này,” ông Richard Woods điều hành Tổ chức Phân tích và Điều tra Cháy rừng cho biết.
  • Các nguyên nhân khác: Đường dây điện, súng đạn, mìn, khúc xạ ánh sáng, hàng rào điện...
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 7 January 2020 3:22pm
Updated 10 January 2020 2:44pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends