Tăng giá, tăng nỗi lo cho người lao động

Theo số liệu của Cục Thống kê, chi phí sinh hoạt gia tăng hơn gấp đôi làm cho nhiều người phải vật lộn để chi trả các hóa đơn của họ, thậm chí là khó khăn để chi trả những thứ cơ bản như nhiên liệu và chi phí đi lại.

How do you avoid getting into that awful predicament when you realise you can't pay all your bills?

How do you avoid getting into that awful predicament when you realise you can't pay all your bills? Source: AAP/ Alan Porritt

Những con số thống kê mới nhất chỉ ra rằng chi phí sinh hoạt đã tăng 2% vào năm ngoái là mức tăng mạnh nhất trong vòng 3 năm rưỡi qua. 

"Nhìn chung, việc chi phí sinh hoạt gia tăng đã tạo áp lực rất lớn lên người lao động", nhà kinh tế học Ryan Felsman của Commsec cho biết. 

Ông còn nói rằng, chịu đựng nhiều nhất từ việc tăng giá này phải kể đến người dân Úc hiện đang sống dựa trên trợ cấp phúc lợi và những người về hưu. 

"Chúng ta dĩ nhiên có thể thấy rất rõ nhóm người nghèo trong xã hội đã chịu mức tăng giá gấp đôi hằng năm, mức này là rất cao so với chỉ số giá tiêu dùng nói riêng", ông nhấn mạnh. 

"Thậm chí là mức chi phí sinh hoạt được đánh giá là tăng cao nhất đối với những người về hưu và những người hưởng phúc lợi."

Tổ chức thiện nguyện Salvation Army cho biết, từ trước đến nay nhu cầu về quần áo và nhà ở luôn cao nhất, nhưng dạo gần đây có rất nhiều người Úc đã tìm đến chúng tôi chỉ đơn giản là mong xin được một bữa ăn.
, tại trụ sở Sydney's Street Level Mission, ông đã chứng kiến mỗi lúc càng nhiều người tìm đến họ để xin được hỗ trợ.
"Có rất nhiều người tìm đến những dịch vụ hỗ trợ như Salvation Army để xin thức ăn mỗi ngày", ông cho biết.
"Họ phải chi trả tất cả những khoảng chi phí sinh hoạt và thuốc men, vốn dĩ rất mắc, rồi họ phải tìm đến chúng tôi chỉ để xin được hỗ trợ thức ăn."
"Thậm chí việc dời ra khỏi nhà của bố mẹ có khi là không thể"
Vợ chồng May và Ben đã chia sẻ, mỗi lúc họ càng phải chi nhiều hơn cho việc thuê nhà, đi lại và mua thức ăn. 

"Mọi thứ càng lúc càng mắc lên", Ben cho biết. 

Anh đã phải đổi sang một gói cước điện thoại rẻ hơn và hạn chế đi ra ngoài. 

"Giảm hết mức các khoảng chi mà mình có thể", anh nói. 

"Tôi chưa bao giờ dời ra sống riêng mặc dù tôi luôn có ý định đó và luôn cố gắng, nhưng điều đó là gần như không thể vì mọi thứ quá mắc."

May chia sẻ cô và hơn phân nửa những người bạn của mình, họ đều là những người trẻ ở độ tuổi 27, tất cả đang sống cùng nhà với bố mẹ họ. Hai vợ chồng đều bày tỏ sự lo lắng về khả năng tài chính lâu dài của mình. 

Cặp vợ chồng khác đã về hưu chuyển đến Úc từ Thụy Sỹ từ cách đây 20 năm cho biết, đất nước của họ vốn là nơi có chi phí sinh hoạt mắc nhất thế giới. Thế nhưng nước Úc hiện giờ đang đi theo con đường chẳng khác gì với Thụy Sỹ nữa. 

"Sydney càng lúc càng giống với Thụy Sỹ, mọi thứ đã trở đên quá đắt đỏ".

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share
Published 9 February 2018 4:45pm
By Minh Phuong

Share this with family and friends