Tấm hình Chiến tranh Việt Nam nổi tiếng bị Facebook xóa vì ‘khỏa thân’

Khi một tờ báo Na Uy đăng tấm hình ‘Napalm Girl’ đoạt giải Pulitzer của Nick Út lên Facebook và bị trang này xóa đi, nổ ra một cuộc tranh luận gay gắt về kiểm duyệt ảnh khỏa thân.

Napalm girl photo

In this June 8, 1972, photo 9-year-old Kim Phuc runs with her brothers and cousins followed by South Vietnamese forces (AP Photo/Nick Ut, File) Source: AAP

Nhật báo Aftenposten của Na Uy đã khai hỏa một cuộc tranh luận về sự kiểm duyệt của Facebook, chỉ trích quyết định loại bỏ bài viết có tấm hình ‘khỏa thân’ của trang mạng xã hội này, ngay cả khi đó là một tấm hình chiến tranh nổi tiếng.

Biên tập Espen Egil Hansen của tờ báo đã viết một bức thư ngỏ đầy phẫn nộ gửi Mark Zuckerberg, cáo buộc là người sáng lập Facebook ‘lạm dụng quyền lực của mình’.

Các công ty truyền thông khá phụ thuộc vào các trang mạng xã hội để đem tin bài đến độc giả, nhưng Hansen cho rằng Zuckerberg đang can thiệp vào sự biên tập độc lập của các báo đài sử dụng Facebook.

“Facebook đã trở thành một nơi hàng đầu thế giới để truyền đạt thông tin... Và, Mark yêu quý, ông là người biên tập quyền lực nhất trên thế giới”.

Nhật báo Aftenposten đã làm lớn chuyện sau khi Tom Egeland một tác giả người Na Uy đăng tải tấm hình ‘Napalm Girl’ mà Nick Út chụp năm 1972 trong Cuộc chiến Việt Nam, hình ảnh một bé gái 9 tuổi tên Kim Phúc không còn quần áo chạy trên đường sau khi trúng bom Napalm.
“Nghe nè Mark, nghiêm túc nhé. Trước tiên, ông đã tạo ra thứ luật lệ không phân biệt được thế nào là ảnh khiêu dâm trẻ em và những tấm hình chiến tranh nổi tiếng.” nhật báo Aftenposten
‘Napalm Girl’ chỉ là một tấm ảnh nằm trong bộ ảnh được tuyển lựa với tiêu chí ‘đã thay đổi lịch sử chiến tranh’.

Facebook đã xóa bài viết đó, và tác giả bị tước quyền sử dụng Facebook sau khi hồi đáp những lời chỉ trích của chính bé gái 9 tuổi năm xưa trong hình, Kim Phúc, trước việc hình ảnh của cô bị cấm.

Khi tờ báo Na Uy này tường thuật lại việc bị Facebook kiểm duyệt, họ dùng đúng tấm hình ‘Napalm Girl’ trong bài báo và trên bài đăng trên Facebook.

Biên tập Hansen cho biết, Facebook liên lạc với tòa soạn của ông và yêu cầu ‘bỏ đi hay làm mờ’ (remove or pixelise) tấm hình, và chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau, bài đăng với tấm hình ‘Napalm Girl’ đã bị xóa mất.
Espen Egil Hansen, Aftenposten editor.
Espen Egil Hansen, Aftenposten editor. Source: Aftenposten
“Nghe nè Mark, nghiêm túc nhé. Trước tiên, ông đã tạo ra thứ luật lệ không phân biệt được thế nào là ảnh khiêu dâm trẻ em và những tấm hình chiến tranh nổi tiếng.

“Sau đó, ông thi hành những luật lệ đó mà không cho không gian để có sự đánh giá đúng. Cuối cùng, ông thậm chí còn kiểm duyệt cả những phê bình và cuộc thảo luận về quyết định đó – và ông còn trừng phạt người dám lên tiếng chỉ trích.

“Truyền thông phải có trách nhiệm xem xét bài đăng tải trong từng trường hợp… Quyền và nghĩa vụ đó của tất cả người biên tập trên thế giới này, không nên bị xem nhẹ bởi các thuật toán trong văn phòng của ông ở California”, trích thư của biên tập Hansen gửi người sáng lập Facebook. 

Thêm thông tin và cập nhật, Like SBS Vietnamese Facebook

Share
Published 9 September 2016 5:31pm
Updated 9 September 2016 6:21pm
By Trinh Nguyen

Share this with family and friends