Lừa đảo địa ốc: Một cụ già mất nửa triệu đô la

Một bà lão 83 tuổi mất 558.000 đô la sau khi kẻ gian giả dạng làm nhân viên địa ốc thuyết phục con bà chuyển tiền vào một trương mục ma.

A real estate advertising board with a Sold sign.

A real estate advertising board with a Sold sign. Source: AAP Image/Lukas Coch

Một bà lão 83 tuổi đã bị cướp hơn nửa triệu đô la sau khi kẻ gian giả dạng làm nhân viên môi giới địa ốc và thuyết phục được con bà chuyển tiền mặt vào một trương mục ma.

hôm 19/9/2017 loan tin bà lão này bị lừa khi đang cố mua một căn nhà ở khu vực miền tây thành phố Perth. Trong khi bà tiến hành thủ tục giấy tờ mua bán cùng một công ty địa ốc, bọn gian đã xâm nhập được vào máy điện toán của bà và đọc được tất cả các thư từ qua lại giữa người thay mặt bà mua nhà là con trai bà, và nhân viên địa ốc.

Từ việc nắm được tất cả chi tiết trong việc mua nhà của bà, chúng đã gởi email yêu cầu bà chồng 558.000 đô la cuối cùng bằng cách chuyển số tiền này vào một tài khoản cho sẵn.

Đến khi người con trai bà phát hiện đó là email giả mạo thì đã quá trễ, trong sổ băng của bà chỉ còn vỏn vẹn 1000 đô la.

Bà lão này là một trong 6 người đã bị bọn tin tặc nhắm đến qua những vụ lừa đảo tương tự trong hai tháng qua.

Hồi cuối tháng 8, hai khách hàng của một công ty môi giới địa ốc ở miền tây thành phố Perth cũng bị tin tặc lừa lấy mất trên 25.000 đô la với thủ đoạn tương tự.

Kẻ gian đã xâm nhập vào máy điện toán của họ, đọc đươc toản bộ giấy tờ mua nhà của họ và giả làm nhân viên địa ốc yêu cầu họ gởi tiền vào sổ băng chúng cung cấp.

Thế là số tiền đã được chuyển vào tài khoản ma này vào ba lần khác nhau và dĩ nhiên là bọn lừa đảo bỗng dưng đút túi được hơn  25.000 Úc kim.

Đây không phải là lần đầu mà một số vụ lừa đảo địa ốc kiểu này cũng đã từng xảy ra tại Úc

Hồi tháng 3 năm 2017, hai cha con định mua một căn nhà phía nam thành phố Perth suýt mất 200.000 đô la nếu không kịp thời phát giác ra rằng email bảo họ chồng tiền nhà là email giả.

Đây là lần đầu tiên, cảnh sát biết đến một vụ lừa đảo bằng cách giả nhân viên địa ốc trên mạng như vậy tại Úc.

Làm sao biết được đó là email giả?

Giới chức trách nói rằng những email này rất giống, rất tinh vi, nhìn sõ không thể biết là giả mạo.

Hai cha con này nhận được điện thư được cho là của nhân viên địa ốc yêu cầu họ chồng đợt tiền cuối trước khi lấy nhà, nhưng may mắn là họ nhận thấy có sự khác biệt đôi chút với thư của công ty địa ốc, nên họ gọi công ty này để kiểm tra và nhờ đó mà tránh được chuyện phải mất một khoản tiền quá lớn.

Thủ đoan của kẻ gian là xâm nhập vào email của nạn nhân, tìm hiểu cặn kẽ về việc mua nhà của họ và gởi thư bảo họ chồng tiền và vì chúng cung cấp mọi chi tiết rất rõ ràng chính xác nên nạn nhân rất dễ tin tưởng.
Đặc biệt là đối với các trường hợp liên quan đến việc mua bán nhà, cách tốt nhất trước khi chuyển tiền là quý vị nên kiểm tra kỹ lưỡng và trực tiếp với nhân viên địa ốc của quý vị, tức điện thoại hoặc đến văn phòng nói chuyện trực tiếp thay vì trao đổi bằng email.
Ông Stephen Meagher, thuộc phòng bảo vệ người tiệu thụ , thuộc còn cho biết bọn tin tặc còn sử dụng những thủ đoạn tương tự như xâm nhập vào email hoặc Facebook của chủ nhân một doanh vụ nảo đó để lừa gạt lấy tiền của nạn nhân.

Chẳng hạn hôm 13/9/2017, email của giám đốc một công ty địa ốc tại Tây Úc cũng đã bị tin tặc xâm nhập. Chúng đã giả dạng viên giám đốc này và sử dụng những chi tiết của công ty để gởi thư báo cho nhiều người xin mướn nhà rằng đơn của họ đã được chấp thuận, thế là những người mướn nhà tội nghiệp này đã chuyển vào sổ băng của kẻ gian tổng cộng đến 7.300 đô la.

Thật ra trước đây giới hữu trách đã từng cảnh báo các công ty địa ốc tại Tây Úc về những vụ lừa đảo, không phải qua mạng mà là được điều khiển từ nước ngoài. Chẳng hạn như hồi năm 2013, chúng giả mạo hai người Úc đang sống tai Nam Phi và có sở hữu hai căn nhà tại Perth. Từ nước ngoài, kẻ gian đã tìm cách thay đổi được chi tiết liên lạc của hai người Úc này và yêu cầu công ty địa ốc gởi các bản sao liên quan đến hai căn nhà cho chúng. Sau đó chúng yêu cầu công ty bán gấp hai căn với giá 700.000 và 800.000 đô la.

Cả hai trường hợp đều thành công?

Rất may là ngược lại, trong trường hợp thứ nhất người nhân viên địa ốc cảm thấy nghi ngờ sau khi nghe điện thoại từ kẻ gian với giọng Phi châu đặc sệt, còn trường hợp thứ hai thì nhân viên địa ốc nhận được đầy đủ mọi giấy tờ chứng minh sở hữu chủ căn nhà như passport giả, chữ ký giả, và cả thư giả mạo của Tòa đại sứ Úc tại Pretoria. Tuy nhiên, người nhân viên này đã cẩn thận kiểm tra lại nên vụ lường gạt thất bại.

Dù vậy, hồi năm 2010 một ngýời đàn ông tại Karrinyup, thuộc vùng ngoại thành Perth, bỗng dưng phát hiện căn nhà của ông bị bán mất với giá 485.000 đô la khi ông đang ở nước ngoài. Đây cũng là một vụ lửa đảo qua mạng.
"Tôi nghĩ do tính chất rất tinh vi, phức tạp của những vụ lừa đảo này, dù có thắt chắt luật lệ thêm nữa cũng không thay đổi được bao nhiêu. Điều cần thiết là công chúng và ngành địa ốc phải cảnh giác, phải kiểm tra kỹ lýỡng và phải bảo mật thư từ của quý vị." Hayden Groves, Consumer Protection
Làm thế nảo để tránh những vụ lừa gạt này?

Giả dạng nhân viên địa ốc chỉ lả một trong những hình thức rất đa dạng của nạn lừa đảo trên mạng, cho nên điều quan trọng là quý vị nên tuân thủ các nguyên tắc bảo mật khi dùng internet hay giao thiệp trên mạng, chẳng hạn thường xuyên cập nhật nhu liệu data bảo đảm an toàn cho máy,  giữ kín các chi tiết cá nhân, mật mã, không chia sẽ các chi tiết này hoặc hình ảnh cá nhân gia đình trên các trang mạng xã hội vv...

Đặc biệt là đối với các trường hợp liên quan đến việc mua bán nhà, cách tốt nhất trước khi chuyển tiền là quý vị nên kiểm tra kỹ lưỡng với nhân viên địa ốc của quý vị, tốt nhất là điện thoại hoặc đến văn phòng nói chuyện trực tiếp thay vì trao đổi bằng email.

Chính phủ tây Úc có cần siết chặt luật lệ về vấn đề mua bán địa ốc?

Ông Hayden Groves nói điều này không cần thiết vì luật lệ lưu giữ tiền bạc mua bán nhà của các công ty địa ốc đã rất chặt chẽ.

Ông Groves cho biết một cuộc điều tra năm 2015 của Phòng Tổng Kiểm toán về luật địa ốc của tiểu bang cho thấy luật này đủ nghiêm ngặt để giám sát và nguy cơ mất tiền trực tiếp từ việc mua bán nhà vẫn rất thấp.

Giám đốc Cơ quan phụ trách ngành địa ốc tại Tây Úc kết luận:

"Tôi nghĩ do tính chất rất tinh vi, phức tạp của những vụ lừa đảo này, dù có thắt chắt luật lệ thêm nữa cũng không thay đổi được bao nhiêu. Điều cần thiết là công chúng và ngành địa ốc phải cảnh giác, phải kiểm tra kỹ lưỡng và phải bảo mật thư từ của quý vị."

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share
Published 20 September 2017 5:44pm
Updated 20 September 2017 9:43pm
By Thanh Vi

Share this with family and friends