Du lịch khoả thân: thích thể hiện cá nhân hay sự thiếu tôn trọng?

Nhiều du khách đang có xu hướng 'khoe thân' chụp ảnh lưu lại kỷ niệm tại những kỳ quan thế giới trước sự kinh ngạc, ngỡ ngàng và có phần … khiếp đảm từ người xung quanh.

The rise of naked tourism, Bacalar

Du khách chụp hình khỏa thân ở Bacalar, Mexico Source: Naked At Monuments Facebook

Ngày trước, sẽ là một sự kiện chấn động nếu một người tự dưng khoe thân đi lại giữa chốn công cộng.

Nhưng giờ đây, có vẻ như nhiều người không còn biết ngượng ngùng nữa. Trong chuyện du lịch, nhiều du khách đã dám lột bỏ quần áo để chụp ảnh tại những địa danh nổi tiếng trên thế giới trước những con mắt ngỡ ngàng xung quanh.

Mạng xã hội là nơi lý tưởng để trình làng những bức ảnh khi một người chụp ảnh tại các công viên quốc gia, đỉnh núi và những điểm di tích thế giới với bộ phận nhạy cảm để lộ.

Việc một người khoả thân giữa thiên nhiên không phải là chuyện mới. Đã có những người khoả thân chạy bộ trong các sự kiện thể thao, hay các bãi tắm khoả thân, khu cắm trại khoả thân là một minh chứng.

Nhưng xu hướng ‘khoe hàng’ khi đi du lịch lại là một vấn đề khác, và điều này có thể phải cần đến sự chủ động can thiệp từ chính quyền.
Naked man on his back with tattooed legs looking at the sea on a beach
Việc khoả thân đôi khi đi ngược lại văn hoá và giá trị nước chủ nhà. Source: Moment RF

Phơi bày thân thể chẳng vì lý do gì

Năm 2010, một vũ công nổi tiếng người Pháp đã tự tại tảng đá thiêng Uluru, miền trung nước Úc. Nhiều người cho rằng hành động này của người vũ công chỉ nhằm để ‘gây sự chú ý’.

Đầu năm 2015, ba thanh niên người Pháp đã bị toà án Campuchia cáo buộc tội . Những thanh niên này sau đó được hoãn thi hành án, nhưng đã phải nộp phạt, bị trục xuất và bị cấm không được đến Campuchia trong vòng 4 năm.

Đến đây chúng ta có thể nghĩ đây là kiểu của người Pháp, nhưng rồi những người Bắc Mỹ, người Úc cũng đã ‘khoe thân’ tại Machu Picchu, khu quần thể di tích người Inca, ở Peru. Câu chuyện này đã được đưa lên đài nhằm cảnh báo du khách phải cẩn trọng trước khi quyết định đưa ‘tấm mông trần’ của mình ra bàn dân thiên hạ ở Peru.
f9d07d359fa5719e5e7a8ae295442369.jpg
Chụp hình khoả thân ở Machu Picchu (pinterest)
Trong thời đại chụp ảnh selfie, thì những lý do như tìm kiếm sự chú ý hay gây sốc rõ ràng là mục đích chủ yếu. Nhưng việc khoả thân tại những điểm du lịch có thể còn ẩn chứa nhiều nguyên nhân hơn thế.

Mạng xã hội rõ ràng đang khuyến khích tập quán này. Một trường hợp điển hình là trang Facebook có tên (tạm dịch Khoả thân tại các Đài tưởng niệm), với phần mô tả mục đích của trang là ‘chúng tôi khoả thân vòng quanh thế giới’.

Và một trang nhật ký khác là (nhật ký các chuyến đi khoả thân của tôi), có thể thấy du lịch theo kiểu khoả thân có thể đang trở thành một xu hướng mới hơn là sự lập dị của một vài cá nhân.
Trong thời đại chụp ảnh selfie, thì những lý do như tìm kiếm sự chú ý hay gây sốc rõ ràng là mục đích chủ yếu. Nhưng việc khoả thân tại những điểm du lịch có thể còn ẩn chứa nhiều nguyên nhân hơn thế.

Thiếu tôn trọng văn hoá nước chủ nhà

Nhiều người đi chơi quên mất rằng nơi họ đang đến không phải nhà của họ, và sự khác biệt văn hoá có thể rất lớn.

Khi một số nền văn hoá xem việc khoe cơ thể là một phần của việc tán dương, thì những nơi khác lại có cái nhìn hoàn toàn ngược lại.

Khi du khách nhất định phải đem giá trị bản thân đi ngược lại ước muốn của chủ nhà, nó có thể gây ra nhiều phản ứng, có thể giận dữ, phiền lòng hoặc thậm chí tổn thương.
Về màn trình diễn khoả thân của vũ công người Pháp ở Uluru, nghệ sĩ người Thổ dân Jimmy Little cho biết, chính hành động thiếu tôn trọng đó gây ra tổn thương cho cộng đồng Thổ dân nơi đây.

“Chúng tôi là một sắc tộc có niềm tự hào cũng như mọi sắc tộc khác trên thế giới này. Chúng tôi có tín ngưỡng và có niềm tin sâu sắc. Và nếu như ai đó bước qua ranh giới, họ gần như là đang nhổ vào mặt bạn, hay tát vào mặt bạn rồi nói ‘tôi sống cuộc sống của tôi theo cách tôi muốn’.”

Còn trường hợp ở đền Angkor Wat, các nhà chức trách địa phương đã giận dữ vì sự báng bổ tổ tiên họ, báng bổ đến quần thể ngôi đền linh thiêng.

Phát ngôn nhân của Cơ quan quản lý Apsara, đơn vị quản lý đền Angkor Wat, cho biết

“Ngôi đền là nơi thờ phượng và hành vi của ba thanh niên đó là không phù hợp. Họ đã khoả thân tại đây.”

Làm thế nào giải quyết chuyện này?

Cách bảo vệ đầu tiên là ra luật cấm đi kèm hình phạt. Như trường hợp ở đền Angkor Wat, chính quyền đã áp dụng hình phạt nặng đối với các thanh niên sau hành động của họ.

Nhưng đối với những quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào ngành du lịch, họ có nhiều suy xét trước khi áp dụng luật. Chẳng hạn, việc chấp nhận cho du khách mặc bikini tại các bãi biển ở các quốc gia Hồi giáo đang ngày một nhiều hơn.

Việc đi lại giữa các nền văn hoá thuộc về cả phạm trù đạo đức cũng như phạm trù thương mại. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: vào thời điểm mà việc thương mại hoá, cá nhân hoá đang dần lên ngôi, làm thế nào chúng ta có thể bảo đảm sự khác biệt văn hoá trong du lịch được tôn trọng và phù hợp với những giá trị và văn hoá của nước chủ nhà?
Nhưng đối với những quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào ngành du lịch, họ có nhiều suy xét trước khi áp dụng luật. Chẳng hạn, việc chấp nhận cho du khách mặc bikini tại các bãi biển ở các quốc gia Hồi giáo đang ngày một nhiều hơn.
Quy tắc ứng xử là một trong những công cụ giáo dục người đi du lịch. Như sau chuyện xảy ra ở Angkor Wat, chính quyền đã cập nhật bộ quy tắc đối với du khách bằng nhiều ngôn ngữ.

Nhiều người cũng đã biết về , trong đó có đoạn:

“Du khách phải chịu trách nhiệm trong việc tìm hiểu về văn hoá nơi đến, thậm chí phải tìm hiểu trước khi đến, về những đặc tính của đất nước mà du khách chuẩn bị ghé thăm.”

Du lịch phát triển dựa trên nền tảng sự hiếu khách của nước chủ nhà. Điều này cũng đòi hỏi sự tôn trọng của khách đối với chủ nhà, thậm chí phải làm điều đó trên tinh thần tự nguyện.

Việc trèo tảng đá Uluru là một ví dụ. Truyền thống của người Anangu không muốn du khách trèo lên nơi linh thiêng, nhưng họ vẫn không cấm. Một lý do sâu xa đó là: người Anangu muốn du khách tôn trọng văn hoá của họ và tự nguyện chọn cách không trèo lên tảng đá.

Những cách thức giáo dục như vậy cho chúng ta hiểu rất nhiều điều về ý nghĩa của việc du lịch giữa những nền văn hoá khác nhau.

Trong khi các khách du lịch ngày nay đã có thể tự do đi lại, tự do tận hưởng cảnh đẹp thiên nhiên thế giới, nhưng điều đó không có nghĩa là kiểu đi du lịch khoả thân được phép buông lỏng.

Văn hoá khác biệt luôn đi kèm với những giá trị khác biệt, và việc tận hưởng du lịch nên bắt đầu với việc tìm hiểu khác biệt này và học hỏi từ đó. Du lịch có trách nhiệm được xây dựng trên sự tôn trọng để bảo đảm nhận được sự đón tiếp nồng hậu từ nước chủ nhà.

Bài viết gốc được đăng trên The Conversation. Xem tại .

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 10 June 2017 2:22pm
Updated 12 June 2017 6:36pm
Presented by Hương Lan
Source: The Conversation

Share this with family and friends