Chú ý giữ an toàn sông nước trong những ngày hè

Các bãi biển xinh đẹp ở Úc luôn ẩn chứa những nguy hiểm rình rập cho những ai không hiểu rõ môi trường ở đây. Trong năm qua đã có 291 ca chết đuối, phần lớn là di dân và du khách quốc tế.

Smiling girl wearing goggles at beach

Source: AAP

Đã có tới 291 ca chết đuối ở Úc năm qua, so với năm 2016 con số này đã tăng thêm 9 người, và so với năm 2015 là 25 người.

Điều đáng buồn là những ca tử vong nói trên hầu hết xảy ra ở những người ngoại quốc, du khách hoặc di dân mới đến, những người không quen thuộc với hoạt động biển ở Úc không hiểu rõ về những nguy hiểm khi bơi lội tại Úc.

Chỉ cần lưu ý những điều sau đây sẽ giúp chúng ta có một ngày vui vẻ tận hưởng bãi biển trong mùa hè này.

Chỉ bơi ở những bãi biển có người giám sát

Lưu ý khu vực cắm cờ. Khu vực nằm giữa cờ đỏ và cờ vàng là vùng biển an tòan để bơi lội, và nơi đó có người giám sát.

“Không chỉ có nhân viên cứu hộ luôn có mặt sẵn sàng ứng phó khi có ai đó gặp nạn, mà ở đó còn có các thiết bị như ván cứu hộ, ca nô cứu hộ, và thậm chí có thể điều động trực thăng cứu nạn,” ông Scott Harrison thuộc Tổ chức cứu hộ Surf life Saving ở Queensland giải thích.

Để tìm kiểm tra xem bãi biển mình muốn đi có người giám sát hay không và các điều kiện thời tiết ở đó như thế nào, quý vị có thể tải
Check out the surf rescue in the beach
Chỉ nên bơi ở những bãi biển có cứu hộ và bơi trong khoảng cách an toàn Source: AAP

Giữ an toàn ở hồ bơi và sông

Không chỉ cần cẩn thận khi đi biển, mà cả những hồ bơi tại nhà cũng ẩn chứa những nguy hiểm rình rập, đặc biệt là đối với trẻ em.

Trong khi đó, các con sông lại là nguyên nhân hàng đầu gây chết đuối cho các di dân. Vì thế luôn xem xét môi trường xung quanh trước khi nhảy xuống sông bơi lội.

“Một trong những điều quan trọng nhất là bảo đảm quý vị vẫn có thể chạm chân ở dưới lòng hồ,” ông Craig Roberts, giám đốc Hiệp hội cứu hội Royal Life Saving.

“Hãy hỏi ý kiến cư dân địa phương mối nguy hiểm ở các con sông là gì, luôn cảnh  giác vì luôn có mối nguy hiểm dưới lòng nước. Hãy mặc áo phao, học cách hô hấp nhân tạo và luôn phải bơi cùng với một người nữa.”
Pool in the backyard
Hồ bơi tại nhà cũng không phải lúc nào cũng an toàn, đặc biệt là đối với trẻ em Source: AAP

Cẩn thận khi đi câu cá ở các bãi đá

Câu cá ven bãi đá sát biển là một trong những hoạt động ngoài trời nguy hiểm nhất tại Úc.

Những người đi câu phải đem theo các thiết bị an toàn phù hợp, chẳng hạn phải đi loại giày phù hợp, phải mặc áo phao. Kiểm tra thời tiết trước khi đi, tránh không câu cá nếu sóng biển quá lớn và luôn đi câu cùng với một người nữa.

Một khi sóng ập tới, chỉ mất vài giây để người chơi bị sóng cuốn ra xa, bên cạnh nguy cơ bị chết đuối là khả năng cơ thể bị sóng đánh va vào đá gây tử vong.
Rock fishing
Hai người đi câu đang cố tránh những con sóng ập tới tại Diamond Bay, Sydney Source: AAP

Học cách hô hấp nhân tạo (CPR)

Biết cách CPR giúp chúng ta có thể cứu sống một ai đó. Khi gặp trường hợp xảy ra, hãy tiếp cận nạn nhân nhanh nhất có thể và tiến hành CPR nhanh chóng là yếu tố tiên quyết giúp cứu mạng người đó.

Có nhiều tổ chức cung cấp các khóa học này, quý vị có thể tìm hiểu ở .
CPR can save your loved one
Biết cách hô hấp nhân tạo sẽ giúp bạn cứu mạng người Source: AAP

Những thông tin hữu ích khác

Di dân và du khách quốc tế có nguy cơ đuối nước cao hơn do họ không quen thuộc với môi trường và địa thế ở Úc.

Muốn tìm hiểu thông tin về môi trường, cảnh báo những nguy cơ, nguy hiểm, điều kiện thời tiết, thủy triều, vùng nước xoáy, các bãi biển an toàn, thiết bị cứu hộ, cơ sở vật chất… tất cả đều có trong , ở 72 ngôn ngữ.

Trang mạng cũng cung cấp thông tin ở nhiều ngôn ngữ, trong đó có những thông tin rất hữu ích như “Các lưu ý khi ghé thăm những bãi biển Úc” hay

Và hãy nhớ rằng quý vị luôn có thể yêu cầu giúp đỡ từ các nhân viên cứu hộ.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 18 December 2017 2:25pm
Updated 12 August 2022 3:47pm
By Audrey Bourget, Manal Al-Ani, Hương Lan

Share this with family and friends