Các cha mẹ di dân thường lơ là các triệu chứng ADHD ở con trẻ

Các cha mẹ trong cộng đồng di dân thường cho rằng các hành động quấy phá, kém tập trung hay không nghe lời của trẻ là biểu hiện của việc trẻ ngỗ nghịch hay không được dạy dỗ tốt. Thế nhưng chuyên gia lưu ý các bậc phụ huynh nhất thiết không được bỏ qua những dấu hiệu đó, vì nó có thể là biểu hiện của bệnh ADHD.

ADHD in children

file photo Source: Creative Commons

Dựa trên cuộc khảo sát toàn cầu mới nhất được công bố trên tờ The Lancet Psychiatry, có rất nhiều người Úc, đặc biệt là trẻ em đang sống chung với căn bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) nhưng lại thiếu đi sự chẩn đoán chính xác từ bác sĩ cũng như không được điều trị thích hợp.

Các chuyên gia trong lĩnh vực giáp dục mầm non và sức khỏe tâm thần liên tục thúc giục các phụ huynh theo dõi những triệu chứng và hành vi ở trẻ mới biết đi và trẻ trước tuổi đi học, để phát hiện kịp thời một số biểu hiện của ADHD.

ADHD là gì và có bao nhiêu loại?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một dạng rối loạn phát triển thần kinh. Đặc tính nổi bật nhất của bệnh lý này bệnh nhân gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung, khó kiểm soát những hành động thái quá, hay sự phấn khích, sự thôi thúc tò mò.

ADHD vốn dĩ đã phát triển trong thời thơ ấu, thế nhưng các bậc phụ huynh thường bỏ qua các dấu hiệu, thậm chí có không ít trường hợp bệnh nhân đã trưởng thành mới được đưa đi chẩn đoán bệnh.

Các triệu chứng hành vi của ADHD rơi vào 3 nhóm: ADHD tổng hợp, ADHD thiếu tập trung và ADHD tăng động/bốc đồng.

Điều này có nghĩa là trẻ sẽ có những biểu hiện trong sự mất tập trung, kết hợp với tăng động, hoặc có thể có biểu hiện riêng biệt.

“Nếu trẻ có những hành vi tương tự như vậy liên tục trong vòng ít nhất 6 tháng, đó là khi cha mẹ cần thiết phải tìm đến những chuyên gia về ADHD để được nhận sự hỗ trợ và lời khuyên từ họ,” bà Seep Saleem, người hiện đang sinh sống tại New Catsle, đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục mầm non, cũng như đã từng quan sát rất nhiều hành vi của trẻ trong thời gian dài, cho biết.

cô Zunera Fatima, một cư dân tại Canberra có con mắc bệnh ADHD cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình mỗi khi cô dắt con ra công viên chơi. Mỗi lần cô cố gắng gọi tên con, cô nhận ra cháu hoàn toàn phớt lờ đi lời gọi của mình. Cháu vẫn tiếp tục chơi cầu tuột, không chịu xuống dù đã nghe mẹ gọi liên tục. Cô Fatima gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều khiển hành vi của con mình, và sau rất nhiều lần cô thất bại trong việc cố gắng làm cho cháu bình tĩnh trở lại, hay làm mọi cách để cháu ra chơi với một số trẻ khác, cô nhận ra con mình thực sự có vấn đề.

“Chuyện này xảy ra mỗi lúc tôi dắt nó ra  ngoài chơi,” cô  nói, “Nó trở nên tăng động quá mức, và có cảm giác như lúc đó cháu nó hoàn toàn từ chối tiếp nhận bất cứ lời nói nào từ tôi,” cô Fatima chia sẻ.

Một số triệu chứng hành vi cơ bản của ADHD

Theo bà Salee, một số triệu chứng nổi bật và quan trọng nhất của ADHD bao gồm:

  • Trẻ không chú ý vào chi tiết, thường mắc các lỗi do bất cẩn
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc nghe theo sự hướng dẫn, và không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao cho dù đó là bài tập về nhà hay một số công việc lặt vặt trong nhà
  • Thường xuyên bị xao lãng bởi những thứ nhỏ nhặt trong môi trường xung quanh
  • Gặp khó khăn trong việc ghi nhớ
  • Có vẻ như trẻ không nghe những gì mà người khác nói
  • Có biểu hiện của sự hung dữ đặc biệt khi ở gần những trẻ khác
  • Thường bị mất đồ như mất sách vở, đồ chơi, bút chì và không thể nào tìm lại chúng
  • Không thể đứng yên hay ngồi một chỗ

ADHD và các cộng đồng di dân

Một nghiên cứu mới được công bố gần đây trên tờ Journal of Immigrant and Minority Health đã đề cập đến việc những trẻ có nguồn gốc gia đình châu Á thường có rủi ro cao trong việc phát triển các bệnh lý về tâm thần hơn những trẻ đến từ các cộng đồng di dân khác.

Có nhiều lý do liên quan đến sự căng thẳng cao độ, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh kém của các thành viên trong gia đình, sự lẫn lộn trong ngôn ngữ, sự khác biệt trong định hướng văn hóa của trẻ đối lập hoặc khác biệt với định hướng văn hóa, phong tục của cha mẹ vốn không thuộc về nền văn hóa Tây phương.
Worldwide Prevalence
Source: Health & Medicine/ Saudi ADHD Society
Bà Saleem nghĩ rằng văn hóa đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ trong bệnh lý ADHD mà còn trong việc phát hiện và điều trị bệnh, cũng như chính văn hóa cũng là rào cản để cha mẹ tiếp xúc với sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế.

Bà khẩn thiết khuyên các bậc cha mẹ thuộc các cộng đồng di dân, không được để cho những quan niệm văn hóa, hay sợ sự kỳ thị của xã hội ảnh hưởng đến việc điều trị cho trẻ khi cần thiết.

“Không có điều gì quan trọng hơn là sức khỏe của con mình,” bà nói.

Để có thêm thông tin về bệnh lý cũng như cách thức tiếp cận sự giúp đỡ từ chuyên gia y tế, quý vị có thể bấm vào hai đường link bên dưới:

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 7 December 2018 11:22am
By Minh Phuong

Share this with family and friends